Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Ngược dòng lịch sử Thứ Tư, 18/12/2019, 09:25

ĐIỀU ĐÁNG QUÝ Ở ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH

Ôi Việt Nam từ trong biển máu

Người vươn lên như một thiên thần

Những câu thơ đó như nhắc nhở chúng ta luôn giữ gìn vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được kết tinh từ thủa đánh giặc oai hùngcho tới hôm nay. Khi chiến tranh nổ ra đã có biết bao con người xông pha đi giành lại độc lập cho Tổ quốc. Những anh hùng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc đã để lại cho thế hệ chúng ta truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người là anh hùng giải phóng dân tộc, anh hùng mở ra thời đại mới. Tiếp nối truyền thống đánh giặc oai hùng từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt… Noi gương Bác Hồ vĩ đại, những người con của dân tộc Việt Nam cống hiến cả cuộc đời để chống giặc ngoại xâm.Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là đại biểu cho những con người đáng kính đó. Với tư duy chiến lược mang tầm thời đại, ông Nguyễn Chí Thanh là một nhà chính trị, quân sự văn võ song toàn. Mặc dù Đại tướng đã trút hơi thở cuối cùng khi mới 53 tuổi, song tư tưởng, tầm nhìn chiến lược về chính trị, quân sự, văn hóa, kinh tế thể hiện trong các tác phẩm để lại cho đời là những cống hiến to lớn, đặc sắc đối với kho tàng lý luận của cách mạng nước ta. Ông không chỉ giỏi tổng kết thực tiễn thành lý luận mà còn chủ động đưa ra những đánh giá, nhận định, dự báo mang tính tiên tri, soi sáng, dẫn đường cho thực tiễn phát triển. Năm 1951 ông đã viết: “Dân là cái vốn cách mạng quý nhấtvì: Còn dân thì nước còn, mất dân thì nước mất”. Ông là Đại tướng của Nhân dân.

Điều đáng quý nhất của Đại tướng là ý chí kiên cường vươn lên trước những khó khăn, tinh thần quật khởi chống xâm lăng.Ông Nguyễn Chí Thanh xuất thân từ một gia đình nông dân, năm 14 tuổi, bố ông mất, do hoàn cảnh gia đình ông phải bỏ học đi làm tá điền giúp mẹ nuôi các em.Năm 17 tuổi ông cùng bạn bè tích cực tham gia phong trào bình dân, chống chính quyền thực dân. Năm 1934, khi ông 20 tuổi bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng thì ba lần bị địch bắt tù. Lần thứ nhất ông bị tuyên án 2 năm cầm cố và bị đưa về nhà lao Thừa Phủ (Thừa Thiên Huế), lần thứ hai ông được đưa ra giam ở nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị) và lân thứ bai ông bị đưa lên Buôn Ma Thuật. Sau đó đã trải qua hai cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc, chưa từng được qua một trường quân sự nào, vậy mà ông lại “trở thành một trí thức cách mạng, hiểu nhiều biết rộng”, không những có nhiều đóng góp quan trọng trong những bước ngoặt của cuộc chiến tranh, mà còn trở thành một cây bút bình luận quân sự vừa sắc sảo, vừa độc đáo, được toàn dân, toàn quân tin yêu và kẻ thùphải nể trọng.Chỉ có ý chí kiên cường của một người cộng sản chân chính suốt đời học tập không biết mệt mỏi, học trong tù, học đồng bào, đồng chí trong quá trình đấu tranh cách mạng mới tạo nên một con người như ông.

Ông là hiện thân của người nông dân mặc áo lính – vị tướng nông dân. Tác phong luôn gần gũi và sâu sát với cán bộ cấp dưới và nhân dân. Có biết bao câu chuyện kể về ông, từ câu chuyện ông cõng lính trong chiến dịch Hoằng Hoa Thám, hay chuyện ông ăn sắn độn khoai với bộ đội. Ông là điển hình của tác phong lãnh đạo giản dị, không xa hoa lãng phí và không bao giờ lên mặt làm “quan cách mạng”. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh từng nói: “Nước ta còn nghèo, miền Nam còn trong khói lửa chiến tranh, miền Bắc đang kiến thiết và xây dựng, kinh nghiệm xây dựng cuộc sống mới còn chưa nhiều. Tôi cũng đã từng đôi ba lần đi nước ngoài, tôi biết. Những nước phát triển, người ta làm gì cũng tính toán cân nhắc. Phòng khách, buồng ngủ, nhà ăn quy mô to nhỏ, trang trí thế nào là vừa phải. Lịch sự không có nghĩa là xa hoa, lãng phí”;  “Từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, khó tránh khỏi chớm nở trong bộ đội tư tưởng đòi hưởng thụ. Nhưng mình ở sang quá thì khó gần gũi anh em, mà có khi nói điều cần phải nói cũng khó lọt tai người nghe”. Mỗi câu ông nói là một bài học lớn cho thế hệ trẻ hôm nay.

Người học trò xuất sắccủa Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những vị lãnh đạo tiêu biểu của Đảng ta, học được rất nhiều lời dạy của Bác Hồ về cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Điều nổi bật ở ông là dù ở cương vị nào, phụ trách công tác gì, Đại tướng cũng luôn chú trọng phát huy sức mạnh của tư tưởng, của thế giới quan, của đạo đức cách mạng; luôn đặt công tác giáp dục chính trị, trau dồi tư tưởng lên hàng đầu. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là người đầu tiên “nổ súng” và kiên trì đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong quân đội, làm theo lời dạy của Hồ Chủ tịch. Ông là một mẫu mực về: Lời nói đi đôi với việc làm, lý luận liên hệ với thực tiễn, đạo đức đi đôi với tài năng, chính trị và quân sự song toàn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tấm gương sáng ngời để thế hệ hôm nay và mai sau noi theo. Ông là một tấm gương trong sáng về lòng chung thành vô hạn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, về lòng Tổ quốc, yên nhân dân, về lập trường giai cấp kiên định, tinh thần cách mạng triệt để, chiến đấu không mệt mỏi để giành thắng lợi cho cách mạng, để bảo vệ Đảng, bảo vệ chân lý, luôn nêu cao phí phách kiên cường của người cộng sản.

Đọc và tìm hiểu văn hóa, lịch sử Việt Nam là thấm nhuần được truyền thống quý báu của Nhân dân ta. Cảm ơn những trang sử vẻ vang của dân tộc ta đã gìn giữ được những chiến công, tư tưởng, phẩm chất cao đẹp của những vị anh hùng trên đất nước Việt Nam vẫn luôn là hành trang quý giá, soi sáng vào công cuộc Đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

 

Yên

 

 

 

 

 


Số lượt người xem: 560 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày