Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Việt Nam Lào Trường Tồn và Phát Triển Thứ Tư, 29/08/2012, 08:50

Một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quan hệ Việt – Lào

Quan hệ Việt - Lào được xây dựng trên cơ sở quan hệ láng giềng, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ từ lâu đời và có cùng mục tiêu chiến lược là đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới để giành độc lập dân tộc. Trước năm 1930, phong trào đấu tranh của nhân dân hai nước Việt - Lào là tự phát, và tất cả các phong trào yêu nước đó đều bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu và thất bại nặng nề. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người tìm ra đường lối cứu nước cho những người bị áp bức trên bán đảo Đông Dương nói chung và người dân hai đất Việt - Lào nói riêng, Người đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin và dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương.

 

Cũng từ đây, cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân hai nước Việt - Lào gắn bó với nhau, ngày càng phát triển trong tình đoàn kết chiến đấu và tạo nên mối quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng và hai Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ gắn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, mà người đã giáo dục cho những người cách mạng chân chính Việt Nam và Lào nhận thức sâu sắc mối quan hệ của cách mạng hai nước, phát huy tài tình, sáng tạo sức mạnh chung của hai dân tộc, biến nó thành nhân tố thúc đẩy và giành thắng lợi trong: Cách mạng Tháng Tám, kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Bài viết này đề cập một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ Việt - Lào:
1. Luôn luôn coi trọng và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và liên minh trong đấu tranh chống kẻ thù chung
Việt Nam và Lào đều là hai nước có địa lý chính trị quan trọng và tầm chiến lược trong khu vực Đông Nam Á, nếu kẻ địch thôn tính được Việt Nam hoặc Lào, thì chúng sẽ làm chủ toàn bộ bán đảo Đông Dương và tác động đốn các nước trong khu vực. Trong điều kiện như vậy, sự gắn bó giữa Việt - Lào để chống xâm lược, can thiệp, phá hoại là một đòi hỏi khách quan.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhìn thấy: Tiền đề quan trọng về địa lý chính
trị trong liên minh chiến đấu Việt - Lào.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Từ xưa đến nay, hai nước Việt và Lào là láng giềng và hai dân tộc là anh em"(1) . Thực tiễn lịch sử đã cho thấy, kẻ thù của hai dân tộc Việt - Lào luôn là những kẻ có tiềm lực hơn chúng ta gấp nhiều lần (về kinh tế và quân sự), cho nên hai dân tộc anh em cần phải đoàn kết, tạo thành sức mạnh to lớn trong chiến đấu chống kẻ thù chung: "Đoàn kết chặt thì lực lượng to. Lực lượng to thì quyết thắng lợi" (2) . Trong "Điện mừng nhân dịp kỷ niệm ngày quốc khánh nước Lào", Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định niềm tin vào sức mạnh của liên minh chiến đấu Việt - Lào: "Tin chắc rằng tình hữu nghị của hai dân tộc Lào - Việt sẽ đủ sức đánh đuổi kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ"(3). Thủy chung với tình hữu nghị láng giềng truyền thống, trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, Đảng và nhân dân Việt Nam đã giúp đỡ đến mức cao nhất về vật chất và tinh thần cho cuộc kháng chiến Lào. Đáp lại, Đảng và nhân dân Lào đã ủng hộ rất nhiều cho cách mạng Việt Nam, trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc phối hợp chặt chẽ giữa quân và dân hai nước, buộc kẻ thù phải phong tỏa lực lượng ở cả hai chiến trường, điều đó cũng có nghĩa là sức mạnh của chúng sẽ bị giảm đi. Đây là một tiền đề khách quan, để Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao: ý nghĩa của liên minh chiến đấu Việt - Lào. Do đó, trong "Thư gửi các đơn vị bộ đội ta có nhiệm vụ tác hiên ở Thượng Lào", Người căn dặn: "Lần này là lần đầu tiên, các chú nhận một nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang như nhiệm vụ này, tức là giúp nhân dân nước bạn. Mà giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình"(4). Người muốn nhắc nhở bộ đội ta, khắc phục tư tưởng cục bộ, dân tộc, cũng như tư tưởng ban ơn, thực dụng ỷ lại bao biện mà làm sai chủ trương ủa Đảng ta. Để làm tròn nhiệm vụ ấy, theo Người cần phải: "Vượt qua mọi khó khăn, thi đua diệt địch, chiến đấu anh đang ở bên đó cũng như ta; Nêu cao tinh thần quốc tế, tôn trọng chủ quyền, tôn trọng phong tục tập quán; kính yêu nhân dân của nước bạn; Tuyệt đối giữ gìn kỷ luật, giữ gìn danh tiếng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tất cả phải có quyết tâm rất cao, rất bền, tranh nhiều thắng Lợi"
Thấm nhuần lời dạy của Bác và mang quyết tâm cao nhất nhằm hoàn thành nghĩa vụ quốc tế, bộ đội ta tiến quân vào các chiến dịch với khí thế quyết chiến, quyết thắng. Cảm kích trước tinh thần thuốc tế vô sản của bộ đội ta, trong "Hồi ký” của mình, đồng chí Phami Vôngvichít viết: Thái độ và đạo đức tốt đẹp của cán bộ, bộ đội quân tình nguyện Việt Nam đã Làm cho cán bộ bộ đội và nhân dân Lào yêu mến họ, làm cho tình đoàn kết Lào - Việt Nam mà hai bên cùng nhau xây đắp bằng xương máu ngày càng bền chặt. Trong kháng chiến chống Mỹ, quan hệ Việt - Lào phát triển lên đỉnh cao của hình thức liên minh chiến lược trực tiếp chống đế quốc, trở thành mẫu mực về tình đoàn kết chiến đấu, hỗ trợ lẫn nhau trên mọi lĩnh vực. Trong bài diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nhân dân Việt Nam ta kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Lào hiện nay nhằm chống đế quốc Mỹ, nhằm đưa nước Lào lên con đường hòa hợp dân tộc, độc lập, thống nhất và hòa bình trung lập"(6). Sức mạnh của mỗi dân tộc tạo nên sức mạnh của quan hệ đoàn kết gắn bó Việt - Lào, là nhân tố bên trong có tính chất quyết định nhất. Phải coi trọng, chăm lo và phát triển thực lực cách mạng của từng nước, trên cơ sở đó tăng cường củng cố liên minh dân tộc và liên minh chiến đấu. Đó là hai mặt luôn gắn bó, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau. Vì vậy, giúp đỡ nhau trưởng thành về mọi mặt để mỗi bên đủ sức giải quyết các vấn đề của mình một cách phù hợp và mang lại hiệu quả cao, là nội dung chủ yếu trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ Việt Lào.
2. Coi trọng sự nhất trí về quan điểm và đường lối chính trị là cơ sở để củng cố và phát triển quan hệ đặc biệt Việt - Lào, là sức mạnh to lớn trong kháng chiến chống kẻ thù chung
Quan hệ Việt - Lào là một minh chứng cho sự nhất quán toàn diện nhất của hai Đảng, hai Nhà nước và hai dân tộc. Mối quan hệ tốt đẹp này, đã được các lãnh tụ cách mạng tiền bối là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Xuphanuvông, Chủ tịch Cayxỏn Phônvihản, các nhà lãnh đạo kế tiếp của cách mạng hai nước gây dựng và vun đắp, đã đưa quan hệ hai dân tộc trở thành: Quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt, mẫu mực trong quan hệ quốc tế của thời đại.
Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời là mốc quan trọng cho sự thống nhất về quan điểm và đường lối chính trị của cách mạng Việt Nam và Lào. Liên minh đoàn kết dân tộc, liên minh chiến đấu, ra đời và phát triển đã trở thành một quy luật của cách mạng hai nước, làm nên sức mạnh vật chất to lớn chống chọi với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược từ bên ngoài; cũng như sự phá hoại bên trong của các lực lượng phản động.Tư cách, phẩm chất, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng sâu sắc tới các nhà cách mạng tiền bối của Lào, đây chính là một nhân tố cho sự thống nhất về quan điểm, đường lối chính trị sau này.
Trong "Hồi ký” của con trai út Chủ tịch Xuphanuvông (Xinava Xuphanuvông) viết: Cha tôi luôn kể cho chúng tôi nghe về những ngày hệ trọng trong cuộc đời ông, trong đó ông như nhất là lần đầu tiên gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính cuộc gặp gỡ đó, đã biến đổi ông từ một Thái tử của Hoàng gia Lào thành người chiến sỹ cách mạng. Sau khi gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, về nước việc đầu tiên mà Hoàng thân Xuphanuvông muốn làm là: Bắt tay vào xây dựng chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang và tiến hành mở rộng địa bàn kiểm soát.
Chính sự thống nhất về quan điểm, đường lối chính trị, mà ngày 29 - 10 - 1949, tại Băng Cốc (Thái Lan), Hoàng thân Xuphanuvông tuyên bố với các phóng viên, thông tấn, báo chí: "Chúng tôi khẳng định một lần nữa lòng tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân chúng tôi trong cuộc kháng chiến. Chúng tôi tin chắc vào thắng lợi và chúng tôi không hề đơn độc trên con đường chính nghĩa của mình. Các bạn Inđônêxia, Việt Nam và Campuchia cũng đang đi con đường này và chúng tôi được sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng tự do, nhất là các nước bạn vĩ đại, đó luôn luôn là sự động viên to lớn đối với chúng tôi"(7).
Trong "Hồi ký" của ông Phumi Vôngvichít (ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, quyền Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) cho biết trong những năm kháng chiến chống Mỹ chống Pháp có lần gặp Bác Hồ ở chiến khu, ông viết: "Tôi rất sung sướng được Chủ tịch Hồ Chí Minh giảng giải về lý luận chính trị, rất hấp dẫn và rất sáng. Tôi cũng học được ở Người về cách nói giản dị, sát thực tế, đầy sức thuyết phục và kiên trì giáo dục không mệt mỏi của Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh tôi không bao giờ quên được"(8). Ông còn cho biết: Khi nghiên cứu đường lối, chủ trương cách mạng Lào, ông nhận thấy, những bài học vô giá mà ông và các đồng chí của ông thu được từ Chủ tịch Hồ Chí Minh là vô cùng quý giá. Từ đó, ông và các đồng chí của ông càng phấn khởi và thêm tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng Lào.
Trong những năm tháng gian nan, thử thách đối với nhân dân hai dân tộc Việt - vào, bốn câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là nguồn cổ vũ, tiếp thêm nguồn sinh khí cho nhân dân hai nước:
“thương nhau mấy núi cũng trèo,
Mấy sông cũng nội, mấy đèo cũng qua.
Việt - Lào, hai nước chúng ta,
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” (9)
Những câu thơ trên của Bác thấm đượm tình nghĩa Việt - Lào, Lào - Việt, nó đã thấm sâu vào lòng quân dân hai nước, như tiếng kèn xung trận, thôi thúc hai dân tộc kề vai sát cánh bên nhau, gánh đỡ cho nhau những khó khăn, tạo cho nhau những thuận lợi, "cọng rau bẻ nửa, hạt muối cắn đôi".
Trong quá trình phát triển mối quan hệ Việt - Lào trước những thay đổi của tình hình mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn ủng hộ đường lối hòa bình, độc lập, trung lập và hoạ hợp dân tộc của Vương quốc Lào. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng xác định rõ tầm quan trọng có ý nghĩa chiến lược đặc biệt của quan hệ giữa hai Đảng và nhân dân hai nước, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa quốc tế vô sản và chủ nghĩa yêu nước làm nền tảng. Nói cách khác, đây là mối quan hệ anh em, đồng chí, cùng chung quan điểm và đường lối chính trị, cùng chung kẻ thù, cùng đồng cam cộng khổ, sống chết có nhau, vì nền độc lập tự do của nhân dân mỗi nước và cả hai nước. Donhận thức đúng đắn về tầm quan trọng có ý nghĩa chiến lược đặc biệt, nên ngay từ đầu: Hai Đảng đã có sự phối hợp ăn khớp, nhịp nhàng với nhau, khi đề ra chủ trương cho cách mạng hai nước. Lịch sử đã chứng minh, qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ!
Tuy nhiên, trong lúc hai bên làm việc với nhau cũng có những ưu, khuyết điểm, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nói khuyết điểm thì cả Lào lẫn Việt đều có, làm thế nào giúp nhau thấy khuyết điểm, thành thật phê bình có thế mới đoàn kết chặt chẽ" (10) . Vì vậy, trong quá trình chỉ đạo cách mạng, Bộ Chính trị của hai Đảng thường xuyên tiến hành các cuộc tiếp xúc, trao đổi, tạo ra sự thống nhất về chủ trương: Chiến lược, sách lược, nhằm đưa cách mạng hai nước theo kịp với những chuyển biến ở trong nước và quốc tế.
3. Tôn trọng độc lập, tự chủ của mỗi dân tộc, phải nắm vững cái chung và phát huy cái riêng ở mỗi nước
Đảng ta mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được Việt Nam, Campuchia và Lào có mối quan hệ về kinh tế, chính trị, cùng chung mục tiêu giải phóng dân tộc khỏi ách xâm lược của thực dân, đế quốc. Do vậy, cách mạng ba nước không thể tách nhau, phải dựa vào nhau. Mặt khác Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói rõ: Tình hình mỗi nước có nhiều điểm khác nhau; nên cách mạng vận động ở mỗi nước có những đặc điểm riêng. Vì vậy, cần chông chủ quan, áp đặt, cũng như giáo điều, rập khuân.Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 - 1941) đã ra nghị quyết thành lập ở mỗi nước một Mặt trận dân tộc thống nhất riêng, để việc tập hợp lực lượng cách mạng mỗi nước phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mình. Ở Việt Nam là: Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh), ở Lào là: Mặt trận Ai Lao độc lập đồng minh. Bước sang năm 1951, phong trào cách mạng mỗi nước đã phát triển và ngày càng trưởng thành. Cuộc kháng chiến của ba nước Đông Dương tuy có cùng chung một mục tiêu và cùng chung một chiến trường; nhưng tới lúc này, tình hình đòi hỏi phải có một tổ chức và một đường lối phù hợp với đặc điểm của mỗi nước. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng và phong trào kháng chiến ở cả ba nước, Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập (tháng 2 - 1951). Đại hội quyết định thành lập chính Đảng riêng ở mỗi nước: Việt Nam là: Đảng Lao động Việt Nam, ở Lào đến ngày 22 - 3 - 1955 thành lập Đảng Nhân dân Lào. Cũng từ đây, liên minh Việt - Lào đã chuyển sang một giai đoạn mới. Cách mạng Việt Nam và Lào từ chỗ do một Đảng lãnh dạo, chuyển qua do hai Đảng ở hai nước lãnh đạo, trên cơ sở bình đẳng với nhau, nhưng tự nguyện liên minh với nhau nhằm mục đích chung và lý tưởng chung. Do đó, phát huy được tinh thần tự chủ, độc lập, sáng tạo của mỗi Đảng, phù hợp với đặc điểm riêng của cách mạng mỗi nước và phát huy ý thức, trách nhiệm của những người cách mạng mỗi nước đối với vận mệnh của dân tộc mình; đồng thời vừa tăng cường và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào, Lào - Việt.
Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Cayxỏn Phônvihản đã khẳng định tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần độc lập, tự chủ trong bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Từ những ngày cách mạng Lào còn trứng nước đến lúc đã trưởng thành, Bác Hồ luôn luôn quan tâm dẫn đường chỉ lối. Bác thường giáo dục chúng tôi phải "nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường” Bác nhấn mạnh: "Có nâng cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường thì cách mạng mới phát triển nhanh chóng, đoàn kết quốc tên mới vững chắc"(11).
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giáo dục cán bộ cách mạng của Lào: "Phải nắm vững sự nghiệp cách mạng nào là của nhân dân Lào, phải đi vào dân, đi xuống cơ sở bám chắc lấy dân, lấy việc giáo dục động viên tổ chức nhân dân làm cách mạng và mục tiêu phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Bác thường xuyên nhắc nhở chúng tôi chăm lo đoàn kết nhân dân các bộ tộc Lào"(12). Qua mỗi nước trưởng thành của cách mạng vào, Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người học trò gần gũi Người như: Đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp Cùng với các cán bộ cách mạng Lào trao đổi kinh nghiệm, góp ý kiến để xây dựng cơ sở, xác lập căn cứ cách mạng, mở rộng vùng giải phóng, xây dựng lực lượng vũ trang, phát động đấu tranh ởcùng địch tạm chiếm, tiến hành đấu tranh, liên hiệp, thực hiện hòa hợp dân tộc "Bác chỉ bảo chúng tôi nắm vững chiến Lược, có sách lược đấu tranh sáng tạo"(là Trong quá trình chỉ đạo và thực hiện chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quán triệt cán bộ và bộ đội ta: Phải đảm bảo tuyệt đối công tác bí mật, tôn trọng đầy đủ ác nguyên tắc làm việc giữa hai Đảng, coi trọng ý kiến của phía Lào, mọi công việc của Lào là do Lào tự quyết định, phía Việt Nam không được bao biện làm thay. Về quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước: Giữa hai chính phủ nếu có những vấn đề gì lớn thì hai Đảng cần phải có sự trao đổi ý kiến trước. Do quan hệ giai cấp, dân tộc và quốc tế luôn luôn có sự chi phối của vấn đề lợi ích. Hai Đảng, hai Nhà nước đã nhận rõ và có cách xử lý đúng đắn đối với vấn đề thuộc về lợi ích chung, tạo ra sức mạnh cho khối liên minh. Tuy nhiên, do khác nhau về hoàn cảnh nên bên cạnh sự thống nhất vẫn có sự khác biệt về lợi ích riêng, cục bộ khó tránh khỏi. Vì vậy, cần phải thường xuyên trao đổi, lắng nghe ý kiến và tôn trọng ý kiến của nhau, bàn bạc thống nhất, đảm bảo sự nhất trí cao, tạo sự tin cậy gắn bó thực sự, xây dựng tình cảm chân thành, tinh thần tương trợ, tránh hình thức, đồng thời không coi nhẹ các thông lệ quốc tế cần thiết trong quan hệ. Trên tinh thần đó, mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào, đã biến thành hành động cách mạng của nhân dân hai nước. Năm 1975, cách mạng hai nước thắng lợi, nền độc lập tự do phải đổ bằng biết bao xương máu của quân vụ dân hai dân tộc việt - Lào cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng.
Sau khi hai nước giành độc lập, quan hệ hai nước trở thành quan hệ giữa hai quốc gia độc lập có chủ quyền, đang cùng tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng tiền phong. Tuy lúc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng mối quan hệ Việt - Lào đã và đang được hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước ngày càng thắt chặt. Trong tình hình mới, quan hệ Việt - Lào, vẫn còn ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của mỗi nước trong tiến trình hội nhập với thế giới. Sự nghiệp cách mạng của hai nước đòi hỏi phải được tăng cường, mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào cần phải phát triển lên một tầm cao mới: Theo hướng toàn diện và chặt chẽ trên các lĩnh vực (chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa), trong đó hợp tác về kinh tế và văn hóa trở thành lĩnh vực hết sức quan trọng, tạo nền tảng cho việc củng cố quan hệ lâu dài giữa hai nước. Do đó, quan hệ Việt - Lào phải được đổi mới về nội dung và phương thức, nhưng dựa trên nguyên tắc: tôn trọng độc lập, tự thủ của mỗi dân tộc, Ngày 18 - 7 - 1977, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ký tại Thủ đô Viêng Chăn. Hiệp ước, khẳng định việc tăng cường tình đoàn kết keo sơn và quan hệ hợp tác lâu dài về mọi mặt giữa Việt Nam và Lào. Phù hợp với quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quan hệ Việt - Lào, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của các thế hệ lãnh đạo, và lợi ích sống còn của nhân dân mỗi nước trong sự nghiệp bảo vệ độc lập và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì lợi ích, sự phát triển của mỗi dân tộc, góp phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực và thế giới. Những trang sử của hai dân tộc Việt - Lào, sẽ đẹp mãi với những chiến công hào hùng của thế hệ cha anh chúng ta. Dãy trường Sơn hùng vĩ như: "Lá chắn chiến tranh", "Bức tường thành vừng chắc"(14), trường tồn cùng sông núi và thời gian, là biểu tượng của sự kiên cường, bền vững, ủa ý chí quyết tâm kháng chiến chống Mỹ hành độc lập, tự do của hai dân tộc, gắn bó hai dân tộc với nhau. Ngày nay, hai dân tộc Việt - Lào vẫn không quên lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi chiêu đãi Vua Lào - Xrixavang Vátthana, Người khẳng định: "Hai dân tộc Việt và Lào sống lên nhau trên cùng một dải đất, cùng có chung một dãy núi Trường Sơn. Hai dân tộc chúng ta đã nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau như anh em... Tình nghĩa láng giềng anh em Việt - Lào thật thắm thiết không bao giờ phai nhạt được"(15).
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn quân và dân Việt Nam: "Phải biết yêu thương sông núi, cỏ cây, nhân dân Lào như yêu thương chính cỏ cây sông núi, nhân dân, Tổ quốc Việt Nam"(16). Không thể có nội đơn vị đo lường nào đánh giá hết chừng thắng lợi và những lợi ích mà nhân dân hai dân tộc Việt - Lào, đã đạt được trong cuộc đấu tranh cách mạng chung. Và nỗi thắng lợi, mỗi quyền lợi đó đều gắn với tình cảm trong sáng, thủy chung, sự hy sinh cao cả, sự giúp đỡ chí tình, vô tư của nhân dân hai nước Việt - Lào.
Nhìn lại chặng đường lịch sử mà hai dân tộc Việt - Lào đã đi qua, cũng có biết bao thăng trầm và không ít thử thách thức lớn. Nhưng ở bất kỳ thời điểm nào, quan hệ Việt - Lào vẫn luôn là quan hệ thủy chung, trong sáng và tràn đầy tình hữu nghị nồng thắm. Chúng ta vô cùng cảm động và thấy rằng, lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn: Việt Nam và Lào luôn kề vai sát cánh bên nhau chiến đấu, mối quan hệ gắn bó với nhau bởi lòng quý trọng và tình đoàn kết đặc biệt mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã xây đắp nên và được Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước chúng ta dày công nâng niu, vun đắp "Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt sẽ mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông(17).
CHÚ THÍCH
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8, tr 240.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, tr 139.
3. Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 5, tr 275.
4, 5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, ti 64.
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, ti 200.
7, 8. Trần Đương (2007): Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hoàng thân Xuphanuvông, Nxb Thông tấn, tr 47, tr 68.
9. Viện Hồ Chí Minh (2008): Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Nxb CTQG, HN, tập 8, tr 368. 10. CP38 (1975): Những sự kiện chính trị về Lào; Phông 32, cặp 189, đơn vị bảo quản 8; Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, tr 175. 11. Cayxỏnhônvihản (2008): "Tư tưởng và tình cảm cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường, là nguồn cổ vũ của nhân dân các bộ tộc Lào , Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5, tr 10.
12, 13. Cayxỏn Phônvihản (2008): tư tưởng và tình cảm cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường, là nguồn cổ vũ của nhân dân các bộ tộc Lào , Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5, tr 11.
14. Hoàng Minh Thảo (1993): "Lào - Việt, mối quan hệ truyền thống chiến lược", trong cuốn: Quan hệ Việt - Lào,Lào - Việt, Nxb CTQG, HN, tr 143.
15. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 11, tr 37.
16. Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt (1993), Nxb CTQG, HN, tr 5.
17. Tình nghĩa Việt - Lào mãi mãi vững bền hơn núi hơn sông (1978), Nxb Sự thật, HN, tr 48.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
Lê Đình Chỉnh (2007). Quan hệ đặc biệt hợp tác toàn diện Việt Nam Lào trong giai đoạn 1945 - 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
1. Nguyễn Hoàng Giáp (2007): "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đặt nền móng xây dựng mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt - Lào", Tạp chí Lý luận chính trị, số 6.
2. Vũ Dương Huân (2003): Quan hệ đặc biệt Việt - Lào, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội. 
3. Trịnh Vương Hồng (2007): "Quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu tại Lào - Biểu tượng sinh động nhất của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 41.
4. Nguyễn Văn Khoan (2008): Việt - Lào hai nước chúng ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Lếchsẻn Khămvôngsả (2004): "Chủ tịch Cayxỏn Phônvihản với tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào, Tạp chí Lý luận chính trị , số 8.
6. Phạm Sang (1985): Quan hệ Việt - Lào, Quan hệ Lào - Việt 1930 - 1985, Luận văn

Nguyễn Thị Quế, Đỗ Thị Ánh // Nghiên cứu Đông Nam Á. - 2010. - Số 5 . - Tr. 3 – 10


Số lượt người xem: 1513 Bản inQuay lại
Xem theo ngày Xem theo ngày