Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Thứ Ba, 07/06/2011, 14:20

Một ngày lịch sử

Chiến tranh thế giới II bùng nổ tháng 9-1939, dần lan tràn khắp thế giới, lôi cuốn 72 nước tham gia, động viên 110 triệu quân, làm chết 50 triệu người, 34 triệu người bị thương, chi phí 935 từ đô la, thiệt hại vật chất 4000 tỷ đô la; đấy là chưa tính đến hàng chục triệu người chết vì nạn đói, bệnh dịch, bom đạn do quân phát xít tàn sát1…

Ở Việt Nam chính quyền thực dân thi hành chính sách cai trị thời chiến cực kỳ phản động trên mọi mạt đời sống xã hội, đẩy mọi giai cấp, mọi tầng góp nhân dân, trừ bọn tay sai của đế quốc, bọn địa chủ lớn, tư sản mại bản vào cảnh khốn cùng.

Tình hình thế giới và trong nước đặt ra cho cách mạng nước ta nhiệm vụ mới trực tiếp đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai, “sẽ tiến tới vấn đề dân tộc giải phóng” như Thông cáo cho các cấp bộ Đảng của Trung ương Đảng, ngày 29-9-1939, nhận định. Tháng 11-1939, Hội nghị BCH Trung ương Đảng họp tại Hóc Môn (Gia Định xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của Cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hội nghị nhận định “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hai da vàng để tranh lấy giải phóng, độc lập2.

Chính vào thời điểm đó, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đang trên đường trở về Tổ quốc. Ý định về Tổ quốc đã được người nung nấu từ nhiều năm trước đây. Sau khi tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, năm 1923, Người đã chủ trương “trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập”3. Nhưng do phải đảm nhiệm một số công tác của QTCS (ủy viên Đoàn chủ tịch Quốc tế nông dân, phụ trách công tác vận động nông dân ở Trung Quốc và ở các thuộc địa Đông Dương, Miến Điện, Xiêm, Đài Loan, Philíppin; ủy viên Ban phương Đông QTCS, trực tiếp làm Cục trưởng Cục phương Nam...); trong nước, theo lệnh chính quyền Pháp, tòa án Nam triều kết án tử hình vắng mặt Nguyễn Ái Quốc (1929), nên Người chưa trở về Tổ quốc được, mặc dù có thời gian đã về gần biên giới và luôn theo dõi sát, chỉ đạo thường xuyên phong trào cách mạng trong nước. Nhưng ý định trở về Tổ quốc không lúc nào nguôi trong tâm trí Người.

Năm 1935 học xong một khóa bồi dưỡng ở Trường quốc tế Lê nin (Mátxcơva), Người đã bày tỏ “Tôi chỉ có một mong ước là sớm trở về Tổ quốc tôi”4. Khi gặp đồng chí Hoàng Văn Nọn (tức Như, Tú Hưu), Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, đại biểu Đảng ta tham dự Đại hội lần thứ VII QTCS, sau Đại hội theo học lớp ngắn hạn tại Trường đại học Phương Đông, Người đã trao đổi về vị trí của Cao Bằng và chỉ rõ Cao Bằng có những điều kiện để xây dựng chỗ đứng chân, căn cứ cách mạng để chuẩn bị lực lượng về mọi mặt. Sau đó, Người đã chỉ thị cho Ban lãnh đạo Đảng ta “Trung ương Đảng phải chuyển về nước để trực tiếp lãnh đạo phong trào”5. Và từ tháng 10-1938, chính Người cũng đã vượt qua chặng đường dài gian khổ, nguy hiểm từ Mátxcơva (Liên Xô) đi Lan Châu (Cam Túc, Trung Quốc), Tây An, Diễn An, Quế Lâm, Hồ Nam, Trùng Khánh, Côn Minh đến Tĩnh Tây (Quảng Tây), vào đầu tháng 12-1940, để tìm đường về nước. Sau khi cân nhắc kỹ, Nguyễn Ái Quốc quyết định chọn Cao Bằng làm đất “đứng chân” đầu tiên để từ đó chỉ đạo phong trào cách mạng trong toàn quốc. Người nhận định “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế thuận lợi, nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được 6.

Làng Nậm Quang  (Tĩnh Tây, Quảng Tây) là điểm dừng chân cuối cùng ở nước ngoài của Nguyễn Ái Quốc, cách biên giới Việt Nam khoảng 7 km. Ở đây, Người đã mở lớp huấn luyện cho 43 cán bộ cách mạng Cao Bằng theo đường lối và phương pháp cách mạng mới, chuẩn bị cho việc tổ chức thí điểm các đoàn thể cứu quốc ở Cao Bằng sau này; đã cùng đồng chí, nhân dân địa phương đón Tết Tân Tỵ, thăm hỏi, chúc Tết bà con nhân dịp năm mới7 sáng ngày 28-1-19418 (mồng hai Tết), Nguyễn Ái Quốc cùng các đồng chí Lê Quảng Ba, Phùng Chí Kiên, Thế An, Đặng Văn Cáp và Hoàng Văn Lộc rời Nậm Quang về nước. Đến trưa ngày hôm đó, từ đỉnh núi Sum Khảo, Người vượt cột mốc 108, biên giới Việt Trung, đặt bước chân đầu tiên lên mảnh đất Tổ quốc thuộc Pác Bó, xã Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng. Người đứng lặng hồi lâu, bồi hồi xúc động. Đây là lần đầu tiên, kể từ ngày 5-6-1911, khi người xuống tàu rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân; sau gần 30 năm, qua 5 châu, 4 biển, Người mới có điều kiện trở về Tổ quốc, trực tiếp cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện ham muốn tột bậc đất nước được độc lập, nhân dân được tự do, hạnh phúc.

Đồng bào Pác Bó, thay mặt nhân dân cả nước, đón Người về ở tại nhà ông Máy Lỳ (một cơ sớ cách mạng). Đến ngày 8-2-1941, Nguyễn Ái Quốc và một số cán bộ mới chuyển lên hang Cốc Bó ở và làm việc. Từ ngày về nước, 28-1-1941, ở Pác Bó, Nguyễn Ái Quốc đã khẩn trương chỉ đạo xây dựng căn cứ địa Cao Bằng, chỉ đạo tổ chức thí điểm Mặt trận Việt Minh chuẩn bị và chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng, tháng 5-1941, mà Nghị quyết của Hội nghị có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945); sáng lập Mặt trận Việt Minh, mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi sáng lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam; viết nhiều tài liệu quan trọng về chính trị, quân sự để huấn luyện cán bộ, đặt nền tảng cho đường lối chính trị, quân sự của Đảng...

Là người sáng lập ĐCS Việt Nam (đầu 1930) và từ nước ngoài, thường xuyên theo dõi, chỉ đạo phong trào, nhưng cũng phải từ ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc mới trực tiếp cùng Trung ương Đảng lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam, kịp thời đề ra những chủ trương, giải pháp đúng đắn, đưa cách mạng Việt Nam không ngừng phát triển, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đề ra Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; và cùng với chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng của người trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng, toàn dân. Và cũng từ ngày đó, 28-1-1941, Pắc Bó, một bản làng héo lánh, với hang Cốc Bó, lán Khuất Nậm, núi “Các Mác”, suối “Lênin” (những ngọn núi, dòng suối ở Pác Bó do Người đặt tên) và nhiều địa danh khác, đã trở thành những địa danh nổi tiếng, gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, gắn liền với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc ta.

Vinh dự được đón lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh về nước, trong nhiều thời gian ở và làm việc tại Cao Bằng, được người coi là quê hương thứ hai, đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng đã đoàn kết chặt chẽ hăng hái phấn đấu thực hiện các chủ trương của Đảng, của lãnh tụ, trở thành một tỉnh đi đầu trong cuộc “cách mạng dân tộc dân chủ” như lời khen tặng của Người năm 1961. Ngày nay, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương, của các ngành, các cấp, các tỉnh bạn, Đảng bộ và nhân dân Cao Bằng ra sức đoàn kết, khắc phục khó khăn, chủ động sáng tạo trong lao động, sản xuất, xây dựng cuộc sống mới, đấu tranh bảo vệ biên giới giữ vững chủ quyền, đạt được một số thành tựu đáng kể: kinh tế tăng trưởng; đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước, an ninh - quốc phòng được củng cố, tăng cường, đường biên giới thuộc địa bàn tỉnh được giữ vững; lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, đối với sự nghiệp đổi mới ngày càng cao. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng thành tựu bước đầu đó là tiền đề quan trọng, tạo đà cho Cao Bằng bước sang thời kỳ mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, phấn đấu thực hiện lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Cao Bằng sớm trở thành một trong những tỉnh gương mẫu trong cách mạng XHCN”.

1. Theo Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, 1920-1954. ST. H, 1981, T.I, tr. 305.

2. Văn kiện Đảng (1930-1945), BNCLSĐTU, H. 1977. T. III, tr. 55

3. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, ST. H. 1975, tr. 53-54.

4,5. Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, NXB CTQG, H. 1993,   tr.53. tr.54 

6. Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử NXB Văn học, H. 1977. tr. 38.

7. Cán bộ Bảo tàng Pác Bó đã sang Nậm Quang gặp gỡ một số người còn nhớ sự kiện này. Họ đều xúc động kể về tình cảm của Bác Hồ đối với nhân dân Trung Quốc ở đây.

8. Không phải là 8-2-1941 như một số sách, báo đã viết.

Nguồn Lịch sử Đảng. -1996. –Số tháng 1. –Tr.40-41


Số lượt người xem: 2308 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày