Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Ngược dòng lịch sử Thứ Bảy, 05/12/2020, 14:45

Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh (01/12/1920-01/12/2020)

Sinh ra tại một làng quê nghèo Trường Hà, nằm cạnh phá Tam Giang thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế (1/12/1920) - một vùng quê mà người dân từ đời này qua đời khác phải lội xuống phá Tam Giang mò vớt cây rong mang lên phủ trên luống cát để giữ lấy độ ẩm cho cây dưới cái nắng gay gắt như thiêu suốt cả ngày, cuộc sống khó khăn nghèo khổ, người dân quanh năm phải ăn khoai, sắn với bí bầu… Thế nhưng, không ai có thể ngờ rằng hơn 60 năm sau, cậu bé Lê Văn Giác vì muốn được ngồi hàng ghế đầu tiên trong lớp học mà cha mẹ đã đổi tên là Lê Đức Anh ngày nào đã trở thành Đại tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam (1984) kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992).

Có tuổi thơ nghèo khổ đi liền với dịch bệnh, khi lên 5, 6 tuổi, trận dịch đậu mùa đã để lại di chứng mắt mờ, chân yếu trên con người đồng chí, những ngày trở trời, chân lại tê nhức. Ấy thế mà đôi mắt và đôi chân ấy đã đi suốt ba cuộc chiến tranh từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng của cuộc kháng chiến. Từ kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí có mặt từ ngày đầu Nam Bộ nổ súng (23/9/1945) cho đến ngày tập kết ra Bắc sau Hiệp định Giơ ne vơ. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng chí trở về Nam chiến đấu sau khi Trung ương Đảng ra Nghị quyết 15 - quyết định đường lối đấu tranh bằng bạo lực cho cách mạng miền Nam, cho đến ngày 30/4/1975 Sài Gòn giải phóng. Và, tiếp theo ngay sau đó là “Chiến tranh biên giới Tây Nam” và nhiệm vụ Quốc tế bên đất bạn Campuchia (từ 4/1977), tổng cộng hơn 10 năm, dài hơn cả cuộc kháng chiến “trường kỳ” chống Pháp.

Vốn thông minh sáng dạ từ nhỏ, đồng chí được cha mẹ cho ăn học, sớm tiếp cận với tư tưởng cách mạng tiến bộ. Năm 1936 đồng chí được giác ngộ cách mạng, đến năm 1937 chính thức tham gia phong trào dân chủ ở Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế) và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 18 tuổi.

Giai đoạn từ năm 1939 - 1943, địch khủng bố mạnh, mất liên lạc, đồng chí vào Hội An, Đà Lạt, Lộc Ninh, Thủ Dầu Một tham gia hoạt động trong các hội Ái hữu. Tại đây, đồng chí đã trải qua các công việc từ cu ly, đến làm thuê, đánh máy tại đồn điền cao su Lộc Ninh. Tại đây, hình ảnh Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động đồng chí những người phu cao su bị bóc lột, tra trấn dã man đã ấn tượng khá sâu trong đồng chí.đã đi sâu tìm hiểu và tìm cách giúp đỡ họ, đảm bảo cho đời sống và tìm mọi cách thương lượng cũng như những yêu sách hợp lý để phu cao su làm việc đỡ vất vả. Do đó phu cao su phấn khởi hơn, năng suất cao hơn, chủ tây cũng bớt căng thẳng, gay gắt với phu cao su, chế độ ăn uống cũng  đảm bảo cho công nhân đủ sức khỏe làm việc, hơn nữa ông đã vận động được người công nhân ở đây có nếp sống văn minh, văn hóa, hạn chế tệ nạn, bằng cách đó ông đã nối được quan hệ giữa anh thầy xu với anh cai đội trưởng. từ đó trong những người lao động Việt đã có lòng tự tôn. từ đó ông tiếp tục nhân rộng phong trào công nhân ở vùng đồn điền cao su để sẵn sàng chờ đón thời cơ của cách mạng (1943).

Tháng 3/1944, đồng chí bắt liên lạc được với tổ chức và được giao nhiệm vụ hoạt động trong các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh, Quảng Lợi, Xa Can, Xa Cát trong vai trò giác ngộ, vận động và xây dựng phong trào của phu cao su. Dưới sự dẫn dắt của đồng chí, những đảng viên đầu tiên đã đằm mình vào phong trào công nhân, hoạt động rất hiệu quả.

Ngày 23/8/1945, đồng chí được phân công phụ trách chỉ huy khởi nghĩa giành chính quyền ở các đồn điền cao su và hai huyện Hớn Quản, Bù Đốp, tỉnh Bình Phước. Thời gian này, đồng chí tham gia Quân đội, chỉ huy giành chính quyền ở Lộc Ninh, tham gia Tỉnh ủy lâm thời, phụ trách quân sự phía Bắc tỉnh Thủ Dầu Một.

Tháng 11/1946 đến tháng 12/1950, đồng chí làm Chính trị viên Chi đội 1 (sau là Trung đoàn 301), Trung đoàn Uỷ viên, Tỉnh uỷ viên Thủ Dầu Một; Tham mưu trưởng Khu 7, Khu 8, Quân khu Sài Gòn - Chợ lớn Quân khu Uỷ viên.

Tháng 01/1951-10/1957, đồng chí làm Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam Bộ; Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Cục phó thứ nhất Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam. Tháng 12/1958, đồng chí được Đảng, Nhà nước phong quân hàm Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 8/1961-5/1976, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Quân lực, Phó Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam; Ủy viên Quân uỷ Miền;Tư lệnh Khu 9, Phó Bí thư Khu uỷ, Bí thư Quân Khu ủy…

Tháng 6/1981, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. Tháng 12/1984, đồng chí được Đảng, Nhà nước thăng quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam…

Đồng chí là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá IV, V, VI, VII, VIII; Bí thư Trung ương Đảng khoá VII; Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá V, VI, VII, VIII; Thường vụ Bộ Chính trị khoá VIII; Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ tháng 9/1992 đến tháng 12/1997); Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ năm 1997 đến tháng 4/2001); Đại biểu Quốc hội các khoá VI, VIII, IX.

Từ một thanh niên của miền quê nghèo dưới ách thống trị của đế quốc thực dân, sớm được giác ngộ lý tưởng cách mạng và trở thành đảng viên cộng sản trẻ tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Lê Đức Anh gắn liền với các bước thăng trầm và sự phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đồng chí đã gắn bó suốt đời, mang hết sức lực, trí tuệ và phẩm chất của người cộng sản để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng đầy gian khổ hy sinh với những thử thách vô cùng cam go ác liệt nhưng rất đỗi vinh quang và tự hào.

Đối với đồng chí Lê Đức Anh, chính những thử thách nghiệt ngã của ba cuộc chiến tranh và sự rèn luyện tự giác của bản thân đã hun đúc nên con người đồng chí và trở thành một cán bộ lãnh đạo cao cấp của Quân đội, của Đảng và Nhà nước ta. Trên nhiều cương vị được giao, đồng chí đã cống hiến hết tư duy, trí tuệ, sức lực của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước: Nhiều điều phân tích, đánh giá, dự liệu, quyết đoán và đóng góp trực tiếp của đồng chí mang tầm chiến lược đã góp phần cùng tập thể Bộ Chính trị lãnh đạo đưa đất nước vượt qua những giai đoạn khó khăn hiểm nghèo và mở ra giai đoạn mới của sự ổn định, phát triển đi lên.

Mặc dù, thân mang nhiều trọng trách quan trọng trong bộ máy chính trị của Đảng và Nhà nước ta, nhưng đồng chí vẫn sống một cuộc đời giản dị, vô cùng thanh bạch. Từ không gian làm việc, từ đồ dùng trong nhà đến bữa ăn, quần áo mặc và nếp sinh hoạt hàng ngày vẫn luôn thanh đạm như một người dân bình thường. Với mình, đồng chí luôn chọn cách sống, cách làm việc với phương châm vừa tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền bạc, lãng phí và đặc biệt là không gây phiền hà cho nhân dân. Trong tình cảm đồng chí, đồng đội, Chủ tịch Lê Đức Anh luôn là người sống nặng tình, trọng nghĩa, thủy chung với những người đã từng sống và chiến đấu với mình. thật là một “cây cao bóng cả, là tấm gương sáng cả về đạo đức, lối sống, cả về năng lực tư duy và năng lực hành động cho thế hệ cán bộ lãnh đạo và thế hệ trẻ hôm nay và mai sau học tập và noi theo.

Do sự cống hiến lớn lao đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Nhà nước, đồng chí Đại tướng – Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huy hiệu Hồ Chí Minh, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng; Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Quân công hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; Huân chương chiến thắng hạng nhất; Huân chương Chiến công; Huân chương Giải phóng và nhiều huân, huy chương cao quý khác; được Đảng và Nhà nước các nước Liên Xô trao tặng: Huân chương Cờ đỏ, Cu Ba trao tặng Huân chương Hô xê Mac ti, Cam pu chia trao tặng Huân chương Ăng ko,…

Nhân kỷ niệm 100 ngày sinh của đồng chí Lê Đức Anh – Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xin được ôn lại cuộc đời và sự nghiệp cống hiến to lớn của đồng chí cho quá trình giải phóng và xây dựng đất nước. Và cũng là dịp tri ân sự đóng góp to lớn đó, khơi dậy thêm niềm tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần vượt khó học tập và lao động, truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, lý tưởng cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay.

 

Đinh Nhài

 

 

 

 

 


Số lượt người xem: 323 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày