Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Ngược dòng lịch sử Thứ Hai, 14/11/2022, 20:40

Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022)

Khái quát đôi nét về nền giáo dục Nho học ở Việt Nam

 

Việt Nam vốn là một dân tộc hiếu học, và truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn luôn là một nét đẹp trong đời sống văn hoá của nhân dân ta từ xưa đến nay. Bắt nguồn từ nền giáo dục Nho học Việt Nam từ khởi nguyên đến nay, nền giáo dục nước ta trải qua nhiều thời kì khác nhau (nền giáo dục Nho học; giáo dục thời Pháp thuộc; giáo dục thời kỳ bảo vệ độc lập, xây dựng đất nước, giải phóng hoàn toàn và thống nhất Tổ quốc và nền giáo dục hiện nay) đã góp phần quan trọng trong việc tạo dựng nên một nền giáo dục Việt Nam với lịch sử hàng ngàn năm văn hiến. Trong đó, Nho học được xem là hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến xã hội Việt Nam, là nền tảng đạo đức giáo dục con người, đóng góp to lớn vào việc tổ chức nhà nước, duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế, sáng tác văn học

Ở phạm vi bài viết này, xin được khái lược đôi nét về nền giáo dục Nho học ở Việt Nam, để thấy những ảnh hưởng từ Nho học đến nền giáo dục nước ta như thế nào, đồng thời chỉ ra những điểm ưu, hạn chế cùng những bài học, kinh nghiệm truyền thng quý giá mà nền giáo dục Nho học để lại.

Cũng như hầu hết các nền giáo dục khác thi trung cổ, giáo dục Nho học của nước ta chưa có những ngành học về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, sản xuất. Trong xã hội phong kiến, nước ta chỉ có ba ngành học. Ngành thứ nhất được tổ chức tương đối có quy củ là ngành Phật học trong các chùa chiền, ngành thứ hai có quy củ là ngành học về quân sự, ngành thứ ba vừa có quy củ chặt chẽ, lại có quy mô lớn là ngành học mà ta có thể gọi là Nho giáo và văn chương.

Nho giáo cung cấp những kiến thức về chính trị, đạo đức và văn chương. Mục tiêu là đào tạo những con người biết “tu thân, tề gia, tr quc, bình thiên hạ”, theo lý tưởng của Nho giáo, lấy tam cương, ngũ thường làm cốt lõi; mặt khác lại lấy việc văn hay chữ tốt, biết làm thơ, phú để làm thước đo đánh giá tài năng và cht lượng học tập...

Với phương pháp học tập kinh viện, giáo điu, Nho giáo đã có những tác động tiêu cực: Trước hết là lối học từ chương, văn thơ phù phiếm, không có hay rất ít có tác dụng thiết thực với đời sống xã hội. Nhân dân thời trước cũng đã phê phán cái tệ đó qua hình ảnh anh đồ dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm”. Ngay các nhà nho chính thống từ những thế kỷ xưa cũng nhiều lần lên tiếng phê phán cho rằng lối học chuộng những câu văn sáo rỗng không có ích cho việc thực hiện đạo lý của “thánh hiền” cho lý tưởng “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”; lối học này lại gắn liền với chế độ khoa cử, hướng tất cả sự cố gắng của nền giáo dục và ham muốn của xã hội vào con đường hư danh.

Tuy thấy được những tác dụng tiêu cực nghiêm trọng như vậy nhưng các nhà nho cũng như các vua chúa đều bất lực không đưa ra được một sự cải cách nào có ý nghĩa về mặt này. Những ý định sử dụng chữ Nôm trong thi cử và công việc hành chính đã được bắt đầu ở các thời Hồ Quý Ly và vua Quang Trung đều bị bác bỏ dưới các triều đại sau đó. Do vậy, tất cả những sự thay đổi mà các triều đại phong kiến đã thực hiện chỉ là vấn đề thuộc về hình thức như những tên gọi hoặc các chi tiết về các quy chế thi cử, còn về nội dung, phương pháp và mục đích của việc học tập, giảng dạy, thi cử gần như hoàn toàn không thay đổi gì.

Nhược điểm lớn đó gắn liền bản chất của Nho giáo với nội dung chủ yếu của nền giáo dục cũ của ta. Về hệ tư tưởng, thì Nho giáo có tính bảo thủ và ý thức tồn cổ: nói như người xưa đã nói, làm như người xưa đã làm; nó ràng buộc con người trong muôn vàn giáo điều và lễ nghi. Với tư cách là một thượng tầng kiến trúc, Nho giáo đã kìm hãm đối với toàn bộ xã hội phương Đông.

Tuy nhiên, nền giáo dục Nho học không hoàn toàn chỉ có tác dụng tiêu cực. Trước tiên, Nho giáo đã góp phần vào việc củng cố Nhà nước và xã hội phong kiến ở giai đoạn nước và xã hội này mới hình thành và đang đi lên. Tác dụng này phù hợp với yêu cầu phát triển của từng giai đoạn lịch sử ở nước ta, đó là thời kỳ của các triu đại Lý, Trần và đầu nhà Hậu Lê. Đó là việc đào tạo ra người quân tử, những người để làm quan trị nước, giáo dục Nho giáo rất đề cao vinh quang của người đỗ đạt với các tục lệ như: tục xướng danh, tục ban áo mão và đãi yến tiệc, tục vinh qui bái tổ, khắc bia Tiến sĩ ở Văn Miếu để lưu danh thiên cổ…

Nền giáo dục Nho học của ta tuy về nội dung và hình thức là mô phỏng nền giáo dục phong kiến Trung Quốc, nhưng trải qua hàng ngàn năm đấu tranh chng đồng hoá, chống ngoại xâm, tinh thần độc lập, tự cường, tự khng định mình của dân tộc Việt Nam được thể hiện rất rõ và sâu sắc trong nội dung của giáo dục thi đó. Đó là tinh thần Nam quốc sơn hà nam đế (thời Lý); Phong kiến phương Bắc có cách làm của  họ, ta có cách làm của ta (thời Trần); Các đế nhất phương (thời Lê). Tinh thần này đều có trong các nhà nho lớn của Việt Nam, đó là một gia tài tinh thần mà nền giáo dục cũ của ta có được đã góp phần vào việc truyền bá từ đời này qua đời khác.

Những đặc điểm này giúp chúng ta hiểu được tại sao nn giáo dục Nho học lại có thể tạo nên những nhà văn hoá, nhà sử học, nhà ngoại giao, nhà thơ, nhà nghiên cứu có tên tuổi của đất nước, và cả những nhà quân sự nổi tiếng như: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, không những có công lao to lớn trong sự nghiệp giữ nước mà còn có những đóng góp được lưu truyền về học thuật văn thơ. Trong đó, nhà nho mà tên tuổi chói lọi nhất trong lịch sử Việt Nam là Nguyễn Trãi (đậu Tiến sĩ năm 1400).

Trải qua hơn 2000 năm ra đời và tồn tại, nền giáo dục Nho học của Việt Nam đã để lại những bài học, kinh nghiệm và truyền thống hết sức quý báu. Trước tiên, là những bài học phản diện, những kinh nghiệm tht bại mà chúng ta cần phải thận trọng. Cụ thể là: lối học giáo điều, sách vở, nhồi nhét, khuôn sáo; Việc học tập sa vào văn chương phù phiếm và lý thuyết suông; Cái tệ hại của lối học hư danh, chạy theo học cấp (đời xưa là mũ áo, cờ quạt, khoa bảng); Tư tưởng học để làm quan, để vinh thân phì gia” để cả họ được nhờ. Thứ hai, là bài học v tác dụng to ln của chế độ thi cử đi với giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Đây là tác dụng hướng dẫn, chỉ đạo, khống chế, đưa việc giảng dạy học tập của thầy và trò, sự phấn đấu và tranh đua của xã hội vào một phương hướng xác định. Tác dụng đó có thể rất tiêu cực trong nền giáo dục cũ, nhưng nó cũng có thể là tích cực nếu biết sử dụng thi cử để kích thích việc học tập theo một hướng đúng đắn. Hai bài học nói trên có ý nghĩa thực tiễn và thi đại đối với nn giáo dục của ta hiện nay.

 

 

Không chỉ vậy, nền giáo dục Nho học rất chú trọng việc tu dưỡng đạo đức, đương nhiên đó là đạo đức phong kiến. Tt nhiên, không phải luôn có sự thống nhất giữa lời nói, lời dạy và việc làm trong thực tế, nhưng trải qua hàng ngàn năm giáo dục theo khuôn mẫu đó, cùng với thực tế sản xut và chiến đấu, dựng nước và giữ nước lâu dài ca dân tôc Việt Nam, nền giáo dục này đã để lại trong tư tưởng và tâm lý xã hội và nhân dân du n rất sâu sắc. Trong đó: tàn dư của đạo đức tư tưng phong kiến mà chúng ta phải đấu tranh để khắc phục, nhưng cũng có nhiều mặt tích cực là tâm lý rất quý trọng đạo đức, đề cao lòng nhân ái, sống có tình, có nghĩa, truyền thng xả thân vì nghĩa, sống trong sạch, giản dị. Tâm lý xã hội trân trọng những phẩm chất đó là một truyền thống rất quý của chúng ta, là một thuận lợi cơ bản cần phải giữ gìn và phát huy trong công cuộc xây dựng con người mới, lối sống mới trong xã hội Việt Nam. Vì vậy, chúng ta vừa phải biết giữ gìn và phát huy những mặt tích cực trong truyền thống tâm lý xã hội đó, vừa phải biết gạt bỏ những nội dung cũ, lạc hậu chứa đựng trong đó để thay vào nội dung mới, phù hợp với điều kiện của đất nước ta.

Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, là thế hệ hậu sinh, xin được tri ân công lao to lớn của cha ông đời trước đã có công khai sáng và nuôi dưỡng nền giáo dục Nho học của Việt Nam. Đó là những tư tưởng, phương pháp và nội dung giáo dục con người sống tốt đẹp về đạo đức và nếp sống; đó là ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và tình cảm đạo đức của mỗi người đối với cộng đồng; đó là sự hiếu học, coi trọng nhân tài, coi trọng người có học vấn và tôn sư trọng đạo; là sự tích cực nhập thế, tích cực dấn thân vào các hoạt động xã hội và đó là việc coi trọng gia đình, trọng tình, trọng nghĩa. Mặc dù, còn có những hạn chế do thực tế lịch sử quy định, song nn giáo dục Nho học của nước ta luôn là một bộ phận quan trọng trong đời sng văn hoá tinh thần của dân tộc. Nền giáo dục đó đã để lại những bài học, những kinh nghiệm, những truyền thng mà chúng ta cần lưu giữ, phát huy và truyền bá. Vì vậy, cần có thái độ đúng đắn, khách quan trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá nền giáo dục Nho học của Việt Nam trên cơ sở những luận cứ khoa học của các nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam, để góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển nền giáo dục nước nhà hiện nay./.

 

Đinh Nhài

 

 

 

 

 


Số lượt người xem: 8700 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày