Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Những Con Đường Huyền Thoại Thứ Bảy, 17/09/2016, 09:55

Con đường mang tên thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, phường Tân Vạn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai

Bùi Hữu Nghĩa là một trong những nhà thơ tiêu biểu ở Nam bộ thế kỷ 19. Bùi Hữu Nghĩa lấy hiệu là Nghi Chi, ông sinh năm 1807, quê tại thôn Long Thiền, tổng Định Thi, trấn Vĩnh Thanh (nay là xã Long Tuyền, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ). Thân sinh của cụ Bùi Hữu NghĩaBùi Hữu Vi, làm nghề chài lưới. Tuy nhà nghèo nhưng thấy con ham học hỏi, để con tiếp tục được học hành, ông đưa con lên Biên Hòa gửi ở nhờ nhà ông Nguyễn Văn Lý, bạch đàm hộ trưởng (chức vụ chuyên thu thuế những người làm nghề buôn) tại làng Mỹ Khánh, tổng Mỹ Thượng để theo học với ông đồ Hoành, một yếu nhân của Lê Văn Khôi.

Qua những năm đèn sách miệt mài, Bùi Hữu Nghĩa  vượt hẳn các bạn đồng học, được thầy khen, bạn mến.

Tháng hai năm Ất Mão, 1835 nhằm năm Minh Mạng thứ 16 sau khi dẹp song cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi, triều đình cho mở khoa thi hương tại Gia Định. Bùi Hữu Nghĩa dự thi đậu giải nguyên ( tức là đậu đầu cử nhân hay là đậu thủ khoa). Ông nổi tiếng từ đấy.

Sau khi đậu giải nguyên của kỳ thi Hương, Bùi Hữu Nghĩa được bổ làm Tri huyện huyện Phưc Long (Theo tài liệu của Nguyễn Đình Đầu - là Tri huyện chứ chưa làm Tri phủ và nổi nhất là chức Quản cơ khi mộ nghĩa quân đánh Pháp), tỉnh Biên Hòa.

 Sau khi nhậm chức Biên Hòa, thủ khoa Nghĩa đã kết duyên với bà Nguyễn Thị Tồn, là con gái của ông Hộ trưng Nguyễn Văn Lý – người đã đùm bọc ông suốt thời gian học tập. Bà Nguyễn Thị Tồn sau đã trở thành một phụ nữ trung trinh, tiết liệt và làm rạng danh phụ nữ xứ Đồng Nai - Nam bộ qua truyền kỳ lịch sử một mình vượt vạn dặm ra kinh đô Huế để minh oan cho chồng khi Bùi Hữu Nghĩa bị án oan Trà Vinh.

Bùi Hữu Nghĩa, sau thời gian trấn nhậm Biên Hòa, ông được thuyên chuyển đi làm Tri huyện Trà Vang (tỉnh Trà Vinh ngày nay), thuộc Long Hồ (Vĩnh Long ngày nay), tòng sự dưới quyền Tổng đốc Trương Văn Uyển và Bố chánh Truyện.

Thanh liêm, cương trực, ghét bọn xu nịnh, cường hào, hay bênh vực quyền lợi người yếu thế, Bùi Hữu Nghĩa được lòng dân bao nhiêu thì trái lại, ông bị đám quan lại trên ông ghét bấy nhiêu. Do ỷ thế là em vợ của Bố chánh Truyện, một tên công tử tỏ ra xấc láo với ông, bị ông cho một trận đòn nên thân, từ đó Bùi Hữu Nghĩa chuốc oán vào mình, đám quan lại trên tỉnh rình chờ cơ hội để hãm hại ông. Và cơ hội đã đến với chúng qua cuộc tranh chấp đổ máu để dành nguồn lợi cá ở Láng Thé, giữa một bên là địa chủ của người Hoa kiều, một bên là thổ dân người Khơ-me.

Nguyên rạch Láng Thé có nguồn cá lớn và người dân Khơ-me được vĩnh viễn miễn thuế khai thác do đặc ân của tiên đế Gia Long hàm ân khi ông lánh nạn đây. Trong khi đó, giới Hoa kiều được bảo trợ dưi tay bọn cai tổng trong tỉnh đứng đầu là B chánh Truyện làm tỉnh trưng và Trương Văn Uyển làm Tổng đốc. Cả Uyển và Truyện đều giao độc quyền khai thác hoa lợi rạch Láng Thé cho bọn Hoa kiều, có ăn lót hi lộ. Quá uất ức khi người Hoa kiều đến chiếm nguồn thủy sản ở Láng Thé, người thiểu số Khơ-me kéo nhau đến kiện với Bùi Hữu Nghĩa, ông nghe qua đã biết được giữa đám quan đầu tỉnh với bọn địa chủ có mối thông đồng bất chính, đẩy dân nghèo lâm vào cảnh khó khăn, bèn bảo với họ rằng: “Rạch Láng Thé từ trước đến giờ được đức Thế tổ tha thủy lợi vĩnh viễn cho các người, thì các người cứ chiếm lấy. Nay nếu có ai lớn hơn Thế tổ phê châu tự bán rạch ấy thì các người cam chịu, còn nếu ai nhỏ hơn Thế tổ đứng bán rạch ấy thì có chém nó đứt đầu cũng chẳng sao!”. Nghe lời như cởi tấm lòng, người thiểu số Khơ-me kéo rạch bửa đập, phá rọ. Bọn chủ Hoa kiều cậy giấy có đủ, hè nhau đàn áp thổ dân. Hai bên đánh nhau kết cục chục mạng người, trong đó có tên cầm đầu bị thổ dân chém chết. Quan đỉnh đầu cho lính đến bắt những thổ dân liên can trong vụ đổ máu đưa về giam ở Vĩnh Long. Qua lời khai của thổ dân, để hả lòng thù hận bấy lâu, nhân dịp may hiếm có, bọn quan đỉnh đầu quy tội giết người do Bùi Hữu Nghĩa xúi giục, bắt ông về giam ở Vĩnh Long, sau đó giải về Gia Định, lên án tử hình, dâng sớ về triều đình chờ triều đình phê chuẩn.

Trước biến cố không lường trước, không còn cách nào khác, để cứu chồng ra khỏi án tử hình đang treo lơ lửng trên đầu, bà Nguyễn Thị Tồn người v mẫu mực đảm đang của ông đã tỏ rõ khí tiết của ngưi chinh phụ xứ Đồng Nai. Bà đã thân chinh phận nữ dặm trường bằng cách quá giang ghe bầu từ Mỹ Tho ra ti đế đô để minh oan cho chồng.

Tại triều đình Huế, bà ti dinh Thượng thư bộ li Phan Thanh Giản bày tỏ nỗi oan của chồng và đã được bậc minh quan hết lòng giúp đ (ông viết cáo trạng và chỉ dẫn cho bà cách trình tấu nơi công đưng). Một đêm, vào canh năm, khi mọi người còn đang yên giấc, bà ti trước Tam pháp ty mạnh dạn đánh ba hồi trống kêu oan làm chấn động cả tam cung lục viện. Vua Tự Đức đã cho đòi bà vào chầu. Trưc ngai rồng, bà đội bần cáo trạng vừa khóc lóc thảm thiết vừa biện bạch cho nỗi oan khiến của chồng. Vua Tự Đức nghe xong, liền giao cho bộ Hình xét xử. Sau khi thẩm định, bộ Hình tuyên án Tha cho Bùi Hữu Nghĩa khỏi tử hình, nhưng phải quân tiền hiệu lực, đái công lập công, nghĩa là phải ra trận lập công chuộc tội.

Nơi chn hoàng thành, nghe tin có người đàn bà tận Đồng Nai lặn lội ra kinh đô minh oan cho chồng, bà Từ Dũ tức Thiên Nghi Chương hoàng hậu (mẹ vua Tự Đức) đã cho vời bà Tồn vào cung yết kiến và cho tâu qua mọi việc. Hoàng hậu Từ Dũ vô cùng cảm kích và truyền ban tặng cho người đàn bà trung hậu, gan dạ một tấm biển đề bốn chữ vàng Liệt phụ khả gia.

Sau sự kiện chấn động kinh kỳ, mọi ngưi ai cũng biết chuyện và vô cùng khâm phục cho ngưi phụ nữ xứ Đồng Nai, còn Bùi Hữu Nghĩa rất đỗi tự hào và cảm động về người v quá đỗi son sắt, quả cảm của mình.

Khi bà Nguyễn Thị Tồn trở về đến quê hương thì Bùi Hữu Nghĩa đã phải khâm lệnh đi trấn đồn Vĩnh Thông (nay là Châu Đốc) - nơi giáp với Cam-pu-chia, lúc bấy giờ còn gọi là Cao Miên, xa xôi, hẻo lánh. Vào đúng thời gian này, tin dữ đã đến với ông, bà Nguyễn Thị Tồn, người v khả ái của ông đã lâm trọng bệnh và qua đi tại quê nhà (làng Mỹ Khánh, Biên Hòa). Vì quá xa xôi, bất tiện, ông không thể tr về Biên Hòa để lo đám tang vợ. Khi ông trở lại Biên Hòa để lo tang cho vợ thì:

“Đã chẵn ba năm mới đặng thăm

Màn loan đâu vắng bặt hơi tăm”

Quả là nỗi bất hạnh cho ông, cuộc hôn nhân giữa Bùi Hữu Nghĩa và Nguyễn Thị Tồn đã quá nhiều gian truân, trắc tr. Sinh thời, hai ông bà chưa được bao năm bên nhau, khi lâm chung lại càng xa cách. Xúc động trước nghĩa tình của vợ mình - ngưi có ảnh hưng quyết định đến vận mạng của ông mà ông chưa kịp báo đáp, nên nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa đã khóc thương vợ mình qua bài văn tế đáng lưu truyền vào lịch sử văn học :

Hi ôi! Xưa nay đặng mấy người trọn vẹn, phận sắc tài hằng phải lụy cái thân. Vợ chồng mà nghe nỗi mặn nồng, cơn sanh tử ỷ khôn ngăn giọt lệ.

Ông tự trách mình :

Tớ nghèo mình lo giúp, tớ oan mình lo kêu : triều quân đều khen mình đáng vợ. Mình đau tớ chẳng nuôi, mình mất tớ chẳng táng, giang sơn thẹn mặt tớ làm chồng.

Hay lời tha thiết trong văn tế rất xứng đáng với bà :

Nơi kinh quốc ba hồi trống gióng, biện bạch này oan nọ ức đấng hiền lương mắt thấy thảy đau lòng ; Chốn tỉnh đường một tiếng thét vang, hẳn hòi lẽ chánh lời nghiêm, lũ bằng đẳng tai nghe đều hết vía”.

Hoặc tha thiết, ai oán hơn, ông phạm thượng cả trời và đất so với nỗi đau mất v:

Đất chẳng phải chồng, sao nỡ thịt xương hòa với đất

Trời không chết vợ, đặng coi gan ruột thử cho trời".

Quả là một mối tình chung thủy xứng đôi Rồng vàng Bùi Hữu Nghĩa và liệt phụ Nguyễn Thị Tồn trên đời biết mấy ai sánh được.

Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kỳ, triều đình ngày càng nhân nhượng với Pháp, các sĩ phu cũng chán ngán ê chề, tâm của Bùi Hữu Nghĩa cũng thay đổi. Ông từ quan tr về quê mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh, cứu giúp nhân dân với lý tưng tiến vi quan, thoái vi sư. Ngoài ra, ông còn thú vuiđiền viên và sáng tác văn học, thơ ca. Trước cảnh nhân tình thế thái ông cảm hứng làm rt nhiều bài thơ, văn, phú, văn tế... đều thể hiện một lòng yêu nước, thương dân, ca ngợi ý chí quật cường, tinh thần đoàn kết dân tộc cùng đạo lý thủy chung của con ngưi, giữ gìn nhân cách trong sáng....

Đặc biệt v tuồng Kim, Thạch kỳ duyên như một điểm sáng lấp lánh nơi snghiệp văn chương của Bùi Hữu Nghĩa, v tuồng biên soạn năm 1865 tuy có phần khó diễn nhưng ngôn ngữ uyên bác chứng tỏ tài năng và ý chí của tác giả m ra một thi kỳ mi cho sân khấu hát tuồng Nam bộ.

Ngày 21 tháng giêng năm Nhâm Thân (1872) thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa từ trần, thọ 65 tuổi, an táng làng Long Tuyền, cần Thơ.

Với sự nghiệp văn chương của ông, Bùi Hữu Nghĩa được xem là một trong bốn Rồng vàng của Đồng Nai - Nam bộ mà nhân dân đã truyền tụng :

"Đồng Nai có bốn rồng vàng,

Lộc họa, Lễ phú, San đàn, Nghĩa thi"

Văn thơ của Bùi Hữu Nghĩa phản ánh đúng hiện thực, phê phán xã hội phong kiến suy tàn và là những áng văn đi vào lòng ngưi, được truyền tụng qua cái tình và cái tài ln (sau này đã được Nguyễn Đình Chiểu và Phan Văn Trị đồng tình hưởng ứng). Bài văn tế vợ của Bùi Hữu Nghĩa chẳng những nói rõ được khúc nôi của mình mà còn làm sáng danh một người vợ phi phàm, hiếm có trong xã hội, được người đi ca tụng. Tên tuổi của Bùi Hữu Nghĩa tồn tại song song với danh phận của liệt phụ khả gia Nguyễn Thị Tồn. Bà xứng đáng là người con của xứ Hào khí Đồng Nai.

Để tưởng nhớ đến công lao của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, nhân dân và Đảng bộ tỉnh Đồng Nai quyết định lấy tên ông để đặt cho con đường từ tỉnh lộ 16 cũ thuộc phường Tân Vạn đến cầu Ông Tiếp giáp danh với tỉnh Bình Dương. Đường Bùi Hữu Nghĩa nối quốc lộ 1A đi qua các phường Tân Vạn, Bửu Hòa, xã Hóa An và xã Tân Hạnh đến huyện Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) được xem là con đường huyết mạch của TP Biên Hòa. Từ khi con đường được nâng cấp, sửa chữa, mở rộng đã giúp bà con trong phường Tân Vạn thuận lợi về giao thông, thông thương giữa Đồng Nai – thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu.

Đường Bùi Hữu Nghĩa rộng 12m, dài 9.100m, là nơi có nhiều cơ quan tọa lạc như: Trường THCS Tân An, trường THCS Trần Văn Ơn, chợ Bửu Hòa, Trung tâm y tế xã Hóa An,... và nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp của trong và ngoài nước đầu tư, xây dựng.

Đường Bùi Hữu Nghĩa giao với các con đường như: Hoàng Minh Chánh, Nguyễn Thị Tồn,…

Đào Thanh

 

 

Tài liệu tham khảo:

1.  Bùi Hữu Nghĩa // Biên Hòa Đồng Nai – 300 năm hình thành và phát triển. – Đồng Nai : Nxb. Đồng Nai, 2015. – tr. 450 – 452.

2.  Bùi Hữu Nghĩa – con người và tác phẩm / Bảo Định Giang. – Thành phố Hồ Chí Minh : Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1988. – 271 tr.

3. Bùi Hữu Nghĩa và Kim Thạch Kì Duyên / Nguyễn Q. Thắng phiên âm và khảo đính. - H. : Văn học , 1993. - 491 tr.

 

 

 

 


Số lượt người xem: 815 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày