Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
70 Năm Quốc Hội Việt Nam Thứ Ba, 05/01/2016, 09:00

QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

QUỐC HỘI VIỆT NAM KHÓA I (1946 – 1960)

Bầu cử ngày 6-1-1946

Tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu: 89%.

Tổng số đại biểu Quốc hội: 403

Trưởng ban Thường trực Quốc hội:

Đồng chí NGUYỄN VĂN TỐ (từ 2/1946 – 11/1946);

Đồng chí BÙI BẰNG ĐOÀN (từ 11/1946 – 4/1955);

Đồng chí TÔN ĐỨC THẮNG (từ 9/1955 – 7/1960)

Quốc hội khóa I là Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ của nước Việt Nam mới. Quốc hội ra đời trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh quyết liệt giành và bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc. Sự ra đời của Quốc hội vừa là thành quả vừa là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đấu tranh cách mạng.

 

QUỐC HỘI VIỆT NAM KHÓA II (1960 – 1964)

Bầu cử ngày 8-5-1960

Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 97,52%.

Tổng số đại biểu Quốc hội: 453

Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội: Đồng chí TRƯỜNG CHINH

Hoạt động của Quốc hội khóa II đã đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng ở miền Nam; đã thực thi những chính sách về dân chủ, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong điều kiện cực kỳ khó khăn; góp phần bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của chính quyền Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng đất nước ở miền Nam và đấu tranh thống nhất Tổ quốc.

 

QUỐC HỘI VIỆT NAM KHÓA III (1964 – 1971)

- Bầu cử ngày 26-4-1964

- Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 97,77%.

- Tổng số đại biểu Quốc hội: 455

- Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội: Đồng chí TRƯỜNG CHINH

Quốc hội khóa III, được tổ chức theo Hiến pháp năm 1960, là Quốc hội của thời kỳ đất nước thực hiện cả hai chiến lược cách mạng, thời kỳ chống Mỹ cứu nước “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để thắng giặc Mỹ xâm lược”. Hoạt động Quốc hội đã đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ khôi phục và xây dựng kinh tế ở miền Bắc, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Quốc hội đã có những quyết sách phù hợp về dân chủ, quan tâm đến lợi ích nhiều mặt, hàng ngày của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của chính quyền Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước.

 

QUỐC HỘI VIỆT NAM KHÓA IV (1971 – 1975)

- Bầu cử ngày: 11-4-1971

- Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,88%.

- Tổng số đại biểu Quốc hội: 420

- Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội: Đồng chí TRƯỜNG CHINH

Quốc hội khóa IV đã tiếp tục động viên quân và dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng; ở miền Nam tăng cường đấu tranh giải phóng dân tộc, ở miền Bắc kiên trì bảo vệ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đánh thắng chiến tranh phá hoại của địch, động viên sức người sức của cho tiền tuyến lớn đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai.

 

QUỐC HỘI VIỆT NAM KHÓA V (1975 – 1976)

- Bầu cử ngày 6-4-1975

- Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,26%.

- Tổng số đại biểu Quốc hội: 424

- Chủ tịch Quốc hội khóa V: Đồng chí TRƯỜNG CHINH

Quốc hội khóa V thể hiện đầy đủ bản chất là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công nông. Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, động viên nhân dân thi đua xây dựng đất nước, củng cố lực lượng quốc phòng.

 

QUỐC HỘI VIỆT NAM KHÓA VI (1976 – 1981)

- Bầu cử ngày 25-4-1976

- Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,77%.

- Tổng số đại biểu Quốc hội: 492

- Chủ tịch Quốc hội khóa VI: Đồng chí TRƯỜNG CHINH

Quốc hội khóa VI đã quyết định những vấn đề quan trọng hàng đầu trong thời kỳ phát triển mới của dân tộc; quyết định về đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam thống nhất; quyết định xây dựng hiến pháp, về cơ cấu lãnh đạo của Nhà nước khi chưa có hiến pháp mới, bầu các cơ quan đó để điều hành công việc chung của cả nước: thông qua Nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca và tổ chức Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới; quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định khóa Quốc hội được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25-4-1976 là Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn – Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh.

 

QUỐC HỘI VIỆT NAM KHÓA VII (1981 – 1987)

- Bầu cử ngày 26-4-1981.

- Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 97,96%.

- Tổng số đại biểu Quốc hội: 496.

- Chủ tịch Quốc hội khóa VII: Đồng chí NGUYỄN HỮU THỌ

Quốc hội khóa VII, được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1980. Quốc hội đã phát huy vai trò cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nhân dân trong việc củng cố và hoàn thiện chế độ làm chủ tập thể; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa Hiến pháp, từng bước xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, tạo tiền đề để Nhà nước thực hiện quản lý mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội theo đúng Hiến pháp và pháp luật. 

 

QUỐC HỘI VIỆT NAM KHÓA VIII (1987 – 1992)

- Bầu cử ngày 19-4-1987

- Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,75%.

- Tổng số đại biểu Quốc hội: 496.

- Chủ tịch Quốc hội khóa VIII: Đồng chí LÊ QUANG ĐẠO

Hoạt động lập hiến của Quốc hội khóa VIII có nhiều thành tựu với 2 lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1980; thông qua Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, phù hợp với thực tế của đất nước và xu thế tiến bộ của thời đại trên cơ sở điều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm của Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành về trình độ lập hiến của nước ta.

 

QUỐC HỘI VIỆT NAM KHÓA IX (1992 – 1997)

- Bầu cử ngày 19-7-1992

- Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,12%.

- Tổng số đại biểu Quốc hội: 395.

- Chủ tịch Quốc hội khóa IX: Đồng chí NÔNG ĐỨC MẠNH

Quốc hội khóa IX được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1992. Quốc hội khóa IX đã tiến hành đồng bộ và có hiệu quả các hoạt động nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về lập pháp, về giám sát và về quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, bảo đảm cho công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu to lớn, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới.  

QUỐC HỘI VIỆT NAM KHÓA X (1997 – 2002)

- Bầu cử ngày 20-7-1997

- Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,59%.

- Tổng số đại biểu Quốc hội: 450.

- Chủ tịch Quốc hội khóa X:

Đồng chí NÔNG ĐỨC MẠNH (Từ 7/1997 – 6/2001)

Đồng chí NGUYỄN VĂN AN (6/2001 – 5/2002)

Quốc hội khóa X là Quốc hội của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quốc hội khóa X có trọng trách tiếp tục thể chế hóa cương lĩnh và chiến lược của Đảng; cụ thể hóa đường lối chính sách mà Đại hội Đảng lần thứ VIII và lần thứ IX đề ra.

 

QUỐC HỘI VIỆT NAM KHÓA XI (2002 – 2007)

- Bầu cử ngày 19-5-2002

- Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,73%.

- Tổng số đại biểu Quốc hội: 498.

- Chủ tịch Quốc hội khóa XI:

Đồng chí NGUYỄN VĂN AN (Từ 6/2001 – 6/2006)

Đồng chí NGUYỄN PHÚ TRỌNG (Từ 6/2006 – 5/2007)

 

Quốc hội khóa XI là Quốc hội đầu tiên trong thiên niên kỷ mới. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước được triển khai toàn diện, mạnh mẽ nhằm thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.  

QUỐC HỘI VIỆT NAM KHÓA XII  (2007 – 2011)

- Bầu cử ngày 20-5-2007.

- Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,64%.

- Tổng số đại biểu Quốc hội: 493.

- Chủ tịch Quốc hội khóa XII: Đồng chí NGUYỄN PHÚ TRỌNG

 Thắng lợi của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII có ý nghĩa to lớn khẳng định quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; thể hiện tinh thần yêu nước và sự tin tưởng của nhân dân vào đường lối đổi mới, vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước; khẳng định quyền làm chủ của nhân dân và là hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc.

 

QUỐC HỘI VIỆT NAM KHÓA XIII  (2011 – 2016)

- Bầu cử ngày 22-5-2011.

- Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,51%.

- Tổng số đại biểu Quốc hội: 500.

- Chủ tịch Quốc hội khóa XIII: Đồng chí NGUYỄN SINH HÙNG

Thắng lợi toàn diện và to lớn của cuộc bầu cử thể hiện tinh thần yêu nước, sự tin tưởng của nhân dân vào đường lối đổi mới, vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, khẳng định quyền làm chủ của nhân dân và tinh thần đoàn kết dân tộc. Đây là tiền đề quan trọng triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

 

 

 

Phan Hương

 

 

 

 

 


Số lượt người xem: 1427 Bản inQuay lại
Xem theo ngày Xem theo ngày