Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam Thứ Sáu, 31/07/2015, 13:55

SẢN VẬT BIỂN VIỆT NAM PHONG PHÚ VÀ ĐA DẠNG

Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ tây của Biển Đông, với bờ biển dài khoảng 3.260km trải dài trên 13 vĩ độ, có tỷ lệ chiều dài đường biển trên diện tích đất liền cao nhất Đông nam á, vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2 với trên bốn nghìn đảo lớn, nhỏ trải dọc từ Bắc vào Nam và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí đặc biệt quan trọng về địa chính trị và địa kinh tế. Việt nam được đánh giá là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển và là một trong 20 vùng biển có nguồn lợi hải sản giàu có nhất toàn cầu. Vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 12.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, đặc biệt có các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn. Trong tổng số loài được phát hiện có khoảng 6.000 loài động vật đáy; 2.435 loài cá với trên 100 loài có giá trị kinh tế; 653 loài rong biển; 657 loài động vật phù du; 537 loài thực vật phù du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 25 loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước. Nhiều loài trong hệ sinh thái biển và ven bờ có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cá biển, tôm hùm, các loài giáp xác và nhuyễn thể hai mảnh vỏ, bào ngư, hải sâm không ít loài trong số chúng thuộc loài quý hiếm đã được ghi trong sách đỏ việt nam và thế giới.

Về Một số loài động vật biển, Biển việt nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 130 loài có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nục, cá ngừ, cá ba sa, cá song, cá hồng, cá chình… Ngoài ra, Biển Việt Nam còn xuất hiện nhiều loại cá quý hiếm không chỉ có giá trị thực phẩm và còn có ý nghĩa khoa học, y học phong phú và đa dạng như: Cá bò râu, cá bò xanh hoa đỏ, cá bống bớp, cá nhám lông nhung, cá ngựa. Bên cạnh đó, ngoài các loài tôm phổ biến, có giá trị kinh tế. xuất khẩu cao như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh,… còn có các loại tôm quý hiếm khác được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam như: tôm hùm bôm, tôm hùm đá, tôm hùm đỏ, tôm hùm sen. Riêng bào ngư, thịt bào ngư là một nguyên liệu làm các món đặc hải sản và vỏ bào ngư được dùng làm đồ mỹ nghệ. Chim yến có rất nhiều loài khác nhau, đặc biệt có loài chim Yến Hàng (Hải Yến) là loại chim độc đáo nhất thế giới. Là loài làm tổ bằng nước dãi, tổ yến có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Các địa phương có Yến sào tự nhiên là một hòn đảo của một số tỉnh Nam Trung Bộ như: Phú Yên, Khánh Hòa… Nha Trang cũng là nơi du khách có thể thưởng thức món yến sào thường xuyên tại các nhà hàng sang trọng. Hiện nay, trên thế giới có 7 loài rùa biển được ghi nhận, có 5 loài rùa biển phân bố tại vùng biển Việt Nam và cả 5 loài đều được đưa vào danh sách đỏ Việt Nam đó là Vích (rùa xanh), Đồi Mồi, Quản Đồng, Rùa Da và Đồi Mồi Dứa.

Biển Việt Nam có một số loại thực vật điển hình như: Rong biển hay còn gọi là tảo bẹ là nhóm thực vật bậc thấp sống ở biển, là một nguồn tài nguyên biển quan trọng ngoài nguồn lợi thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng chữa bệnh, nó còn làm nguyên liệu cho rất nhiều ngành công nghiệp như: thực phẩm, dệt may, mỹ phẩm, dược phẩm… Việt Nam hiện có 15 loài cỏ biển sống trong các thảm cỏ phân bố từ Bắc vào Nam và tập trung ở vùng ven đảo

Phú Quốc, Côn Đảo, Trường Sa và một số cửa sông miền Trung. Đây là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao và đóng góp quan trọng về cung cấp thức ăn và nguồn giống hải sản: hến, cua, tôm, hải sâm… cho vùng biển. Thảm cỏ đóng vai trò chắn sóng, chống xói lở bờ biển. Ngoài ra, cỏ biển còn là nguồn nước cung cấp thức ăn trực tiếp cho nhiều loài cá tôm, đồi mồi, Vích và đặc biệt là bò biển. Bò biển luôn sống gắn bó với các thảm cỏ biển (là loài thú quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam và là đối tượng bảo vệ của thế giới).

Ở nước ta rạn san hô phân bố nhiều nơi, từ vùng ven bờ tới vùng hải đảo trong đó Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo san hô lớn nhất Biển Đông. San hô còn gọi là hoa đá, được lấy từ các ám tiêu san hô nằm ven biển. San hô thường màu trắng, những loại quý có màu hồng đen hay đỏ. Hệ sinh thái rạn san hô có cấu trúc phức tạp, rất nhạy cảm với các đe dọa. Nếu các rạn san hô bị phá hủy thì các hệ sinh thái của rạn sẽ mất đi và kéo theo nó là nguồn lợi và các sinh vật khác sẽ bị mất.

Nhìn chung biển nước ta chủ yếu là vùng biển nhiệt đới mang tính chất địa phương, có tính chất riêng về nhiều mặt như khí tượng - hải văn, chế độ thủy triều… Hiện tượng nổi bật là sự xuất hiện vùng nước trồi - một vung sinh thái đặc biệt phong phú và đa dạng và là nơi tập trung nhiều loài sinh vật biển. Sản vật biển là đối tượng có nhiều triển vọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực.

 

 

 

                                                                                                                                    Nguyễn Thị Yên

 

 

 

 

 

 

 

 


Số lượt người xem: 1862 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày