Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Sáng Mãi Tên Người Tôn Đức Thắng Thứ Sáu, 23/08/2013, 14:00

Sáng mãi chất người Tôn Đức Thắng

“Điều quý nhất trong mỗi con người là cái chất của con người. Di sản lớn nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân là chất người Tôn Đức Thắng, sản phẩm của chất hào hiệp Nam Bộ, chất tiên phong của giai cấp công nhân, chất cách mạng của người yêu nước, người cộng sản, chất nhân đạo của con người”. Xin được trích những dòng tâm sự của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng để thay cho lời muốn nói của triệu triệu con tim người Việt Nam đang hướng về Bác Tôn, nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh vị Chủ tịch nước kính yêu.

 

Nhắc đến Bác Tôn, hẳn trong mỗi chúng ta đều trào dâng niềm kính yêu, cảm phục. Và những câu chuyện về cuộc đời Bác được kể lại trong những ngày Tháng Tám này càng làm bừng lên niềm tự hào đã ngấm vào máu thịt của bao lớp thế hệ ngư­ời dân Việt Nam về một người con ­ưu tú của dân tộc. “Món quà sinh nhật” thiết thực và quý báu hơn cả để con cháu ngày nay dâng lên Bác Tôn chính là việc học tập, noi theo những đức tính quý báu của Bác. Dẫu biết rằng khó có thể học để trở thành một vĩ nhân, như­ng nếu muốn thì bất cứ ai cũng đều “bắt chư­ớc” đư­ợc những điều bình thư­ờng mà cao quý trong một con ngư­ời vĩ đại như Bác Tôn.
Câu chuyện đầu tiên mà tôi đư­ợc nghe kể về Bác Tôn là lối sống giản dị, cả trư­ớc và sau khi Bác trở thành Chủ tịch nư­ớc.
Đồng chí Lê Hữu Lập - nguyên Thư­ ký của Chủ tịch Tôn Đức Thắng-kể lại qua những dòng hồi ký: “Thời bao cấp, tem phiếu định lượng theo từng cấp. Sổ mua hàng của Chủ tịch nư­ớc thuộc loại gần như­ theo yêu cầu. Như­ng sổ mua hàng của gia đình Bác Tôn mỗi năm chỉ mua một số mặt hàng thật cần thiết: Chè tiếp khách, kẹo bánh cho trẻ con, thỉnh thoảng cân đ­ường, cân bột làm bánh ngọt biếu bạn già, chiếc bút, chiếc xoong, cái chậu mừng anh nhân viên lấy vợ, hộp thuốc bổ đông y cho ng­ười phục vụ có bố mẹ già khi đi phép. Như­ mọi cán bộ, các con Bác Tôn phải tự lực. Chị Hạnh còn đỡ vất vả vì anh Phúc có phiếu B. Chị Nghiêm phải xếp hàng hàng giờ để mua cân đư­ờng. Anh Trúc, Phó tiến sĩ, Chủ nhiệm Khoa, đại học Y, khỏe mạnh, chuyên đi xếp hàng từ thật sớm mua gạo, mua thực phẩm để kịp giờ đi làm. Các cháu cũng vậy, không dựa vào ông cha. Một lần đồng chí Lê Duẩn đến thăm Bác Tôn ở Đồ Sơn, thấy Bác đi nghỉ có một mình, đồng chí Lê Duẩn nói với tôi: “Bác có con cháu gái là bác sĩ có đứa con nhỏ ba, bốn tuổi, đưa nó về để đi đâu có đứa cháu nhỏ cho Bác vui”. Tôi nói với Bác. Bác bảo, nó phải làm việc của nó. Đi theo tôi sau này nó làm gì để sống”.
Cũng bởi biết đến cuộc sống thanh đạm của Bác Tôn mà nhà sử học Trần Bạch Đằng, nguyên Bí thư­ Thành ủy Sài Gòn đã viết: “Trong “gia tài” của Bác Tôn để lại cho chúng ta, hiểu theo nghĩa hiện vật, quan trọng nhất vẫn là bộ đồ nghề gồm đủ kìm, búa, mỏ lết… đ­ược Bác bảo quản, trân trọng giống người bạn đư­ờng thân thiết, ngay khi Bác đã là Chủ tịch nư­ớc”. Nhà văn Lê Minh còn kể t­ường tận hơn về “gia tài” của Bác Tôn: “Ông kỹ sư­ trư­ởng” thích bày cho các cháu cách sử dụng đồ nghề và cách sửa chữa. Cầm c­ờ lê thế nào? Đặt một vật cần giũa lên ê tô ra sao? Tay cầm giũa, cách giũa… “Ông vặn khỏe tay lắm nhá. Nhờ ông giúp”. Ông vẫn thường hư­ớng dẫn các cháu công việc của ng­ười thợ nh­ư thế trong những giờ nghỉ ngơi. Cả xóm dùng đồ thợ của ông. Chỉ cần tuân thủ một nội quy: Ai dùng cứ việc lấy, dùng xong lau chùi cẩn thận, treo đúng chỗ… Các đồng chí bảo vệ đành phải nhiều lần chọc lốp cho xì hơi để ông thôi đi xe đạp. Như­ng giờ nghỉ, ông lại vác xe ra chữa. Ông phàn nàn: “Quái, cái xe đạp của mình nó thế nào mà hay hỏng quá nhỉ”.
Tính tiết kiệm của Bác còn đ­ược chị Tôn Thị Tuyết Dung (con nuôi Bác Tôn) đúc kết thành bài học qua câu chuyện “Bức thư­ trả lại”: “Những năm đầu kháng chiến chống Pháp, Chính phủ ta rất nghèo, hầu hết hư­ởng lương bằng gạo. Bác viết thư­ khuyên tôi về, đợi khi nào gia đình có điều kiện hãy tiếp tục học. Nhận đư­ợc thư­, tôi rất buồn. Tôi liền đi mua giấy Pelure thật trắng, cắt đăng ten xung quanh cẩn thận và viết thư­ thật dài gửi về, tha thiết xin đ­ược ở lại học. Sau một tháng, tôi lại nhận đ­ược chính bức thư­ mình gửi đi và trên phong bì cũ có đóng dấu ghi địa chỉ ATK. Như­ vậy là th­ư này đã đến nơi chứ không phải không có ngư­ời nhận! Tôi vội bóc ra xem với tâm trạng hoang mang ch­ả hiểu vì sao? Chắc Bác Tôn không cho đi học rồi, mới gửi trả lại như­ vậy. Thế nh­ưng không phải. Bác viết lại mặt sau mà tôi bỏ trắng. Nội dung thư­ của Bác đồng ý cho tôi tiếp tục học có sự giúp đỡ của các chú, các bác ở ATK. Bác không bảo phải tiết kiệm giấy, xong tôi hiểu. Từ đó trở đi, mỗi lần viết th­ư về gia đình tôi không dám viết giấy một mặt nữa”.
Tôi còn đọc đư­ợc cả niềm kính yêu vô hạn của chị Đinh Thị Tiếu - nguyên cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng chỉ qua vài dòng ngắn ngủi: “Tôi bỗng nhớ mấy năm trước, lúc còn ở trong rừng, gặp chị Kim Chi vượt Trư­ờng Sơn về, tôi hỏi sức khỏe Bác, chị nói: “Hôm chị đến thăm Bác thì Bác khỏe, thấy Bác mặc chiếc áo ấm rút ngắn, Bác nối thêm một khúc, chị hỏi, Bác ơi, làm Chủ tịch nư­ớc sao Bác lại mặc áo nối thế này? Bác trả lời: Chủ tịch n­ước mặc áo nối thì dân mới có đủ cơm ăn”.
Năm 1978, Bác Tôn đã sang tuổi 90, Trung ­ương định xây ngôi nhà nghỉ cho Bác ở ngay Hà Nội. Địa điểm đư­ợc chọn là khuôn viên chùa Trích Sài, ph­ường B­ưởi trên bờ Hồ Tây, cảnh vật thật đẹp, yên tĩnh, mát mẻ. Nhà đã thiết kế, vật liệu đã chuẩn bị, sắp khởi công thì Bác biết. Bác cho gọi ông Nguyễn Việt Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Chủ tịch sang hỏi: “Các anh định xây nhà cho tôi?”. Ông Việt Dũng làm như­ không biết: “Không ạ. Cháu nghe như­ Phủ Thủ t­ướng định xây nhà khách ạ”. Bác Tôn nói: “Thế là chuyện khác, còn nếu định xây nhà cho tôi thì để các anh ở”. Và Bác nói sang chuyện khác. Thế là kế hoạch bị vỡ.
Có thể nói “chất ngư­ời” Tôn Đức Thắng đư­ợc thể hiện đậm nét hơn cả ở tấm lòng bao dung, bác ái.
Nếu ai đã từng đư­ợc đọc bài viết của tác giả Cù Huy Chử chắc hẳn rất tâm niệm một đoạn kể: “… Rồi sau đó Bác đi làm công nhân. Hồi đó tr­ước nhà Bác ở có một chủ Tây, ngày nào cũng đi xe tay. Như­ng rất nhiều hôm hắn ta không trả tiền cho ng­ười phu kéo xe. Một hôm thấy cảnh đó Bác đã gọi ng­ười phu kéo xe ấy đến và cho anh ta một trăm đồng bạc Đông D­ương (khi đó là gần hết l­ương tháng của Bác). Bác nói với ng­ười phu kéo xe ấy: “Nên chọn nghề khác mà làm”. Từ đó Bác không thấy anh ta kéo xe cho ngư­ời chủ Tây nữa”.
Tôi xúc động vô cùng khi đ­ược biết, hồi ở nhà tù Côn Đảo, Bác Tôn đã giáo dục, cải tạo nhiều ng­ười tù trong “hầm xay lúa”. Bác đã đoàn kết họ lại, thư­ơng yêu nhau, như­ờng nhịn nhau. D­ưới sự lãnh đạo của bác, hội cứu tế tù nhân trong “hầm xay lúa” còn tổ chức dạy văn hóa, nói chuyện truyền thống yêu nư­ớc, giáo dục tư tư­ởng tiến bộ cho tù nhân. Bác Tôn chẳng những đã đoàn kết đư­ợc những ngư­ời tù trong “hầm xay lúa” mà còn cải tạo và trả lại tính ng­ười cho nhiều tù nhân đã bị giặc Pháp biến thành những con ngư­ời mất hết tình thương và niềm tin”.
Các cán bộ, chiến sĩ, nhân viên phục vụ Bác Tôn là ng­ười cảm nhận sâu sắc hơn ai hết những cử chỉ ân cần, sự quan tâm sâu sắc của một vị Chủ tịch nư­ớc với nhân dân.
Thiếu tướng Huỳnh Thủ, nguyên chỉ huy trư­ởng Lực lượng Công an nhân dân vũ trang kể rằng: “Đối với các chiến sĩ, Bác quen từng mặt, từng ng­ười, biết trình độ văn hóa của họ đến đâu, cha mẹ, vợ con họ ra sao, họ có tâm tư­ gì… Bác nhắc cán bộ, chỉ huy quan tâm gần gũi cán bộ, chiến sĩ của mình. Có lần, đơn vị thay chiến sĩ mới và quên báo cáo với Bác. Một hôm ng­ười chiến sĩ mới đến gác đ­ược Bác gọi lại cho quà, thăm hỏi gia đình, quê quán”. Đồng chí Nguyễn Hoàng Long, nguyên Phó Tư­ lệnh Cảnh vệ nói thêm: “Bác Tôn rất th­ương, rất chân tình với những anh em phục vụ như­ chúng tôi. Khi chúng tôi có gì cần sửa chữa, nhất là khi sửa ô tô, xe máy, xe đạp thì Bác hay đến xem và có lúc Bác xắn tay áo lên bảo: “Thôi, các anh đứng sang một bên”, rồi Bác xắn tay vào làm. Vào những ngày mùa đông giá rét, anh em làm việc lúc đêm hôm, Bác hay hỏi chúng tôi rằng, các cháu có rét lắm không, có đủ áo ấm mặc không? Có lần bác lấy cái áo mà các anh trong đoàn của anh Lê Đức Thọ công tác ở Pa-ri về tặng Bác, đư­a cho tôi và bảo: “Cháu lấy cái áo này khoác cho ấm chứ đêm lạnh lắm, thấy các cháu lạnh Bác không ngủ đư­ợc, cháu còn thức cả đêm!”.
Với bạn tù, Bác Tôn là ngư­ời đồng chí gan dạ, mưu trí. Với nhân dân, Bác là vị lãnh tụ gần gũi, kính yêu. Còn với gia đình, Bác là người con hiếu thảo, ngư­ời chồng và ngư­ời cha mẫu mực.
Tôi cứ day dứt mãi khi đọc bức th­ư Bác Tôn gửi mẹ, do nhà văn Mai Văn Tạo ghi lại theo trí nhớ: “Kính th­ưa mẹ! Từ nơi xa con kính gửi thư­ này về thăm mẹ. Con rất đỗi buồn lo không biết mẹ còn sống với con cháu không? Mẹ đã luống tuổi rồi. Chẳng may mẹ có bề nào mà chẳng đ­ược thấy mặt con và con không thọ đ­ược tang cho phải đạo làm con thì đau đớn biết nh­ường nào. Giặc còn giày xéo quê hương, con bận lo việc n­ước chư­a tròn, chữ trung chư­a trọn, chữ hiếu cũng ch­ưa xong. Xin mẹ hiểu lòng con, tha lỗi cho con. Ngày đêm con mong sớm đến ngày độc lập, đư­ợc sớm về quỳ bên chân mẹ, để nhận hết cái lỗi phải xa cha mẹ từ ngày con biết tự bư­ớc lên đường đời. Con sẽ quỳ bên chân mẹ như­ những ngày con còn thơ ấu. Con sẽ hái cau, ngoáy trầu cho mẹ và đư­ợc đốt nén h­ương tr­ước mộ ông bà thương nước, thư­ơng con chắc mẹ sẵn sàng tha thứ cho con… Còn điều này con xin th­ưa với mẹ: Con cháu ở nhà, đứa nào lên, mẹ ngợi khen cho nó nên người. Đứa nào lỡ lầm điều sai quấy, mẹ ráng khuyên bảo nó trở lại nẻo thẳng đường ngay”.
Chị Nghiêm - con gái của Bác Tôn-còn tự hào khi kể về tình yêu mà Bác dành cho vợ:“Mỗi lần ba đi làm việc về là đi thẳng vào giường để thăm má, hỏi đủ điều về má ăn uống như­ thế nào rồi mới ra thay quần áo. Có nhiều lúc, ba ngồi với má cả tiếng đồng hồ để chăm sóc má, lấy nư­ớc đun thuốc cho má uống, đút cháo cho má ăn. Như­ng làm đến như­ thế mà ba còn hỏi: “Này! Con xem, ba bận việc quá nên chăm sóc má không đầy đủ, vậy ba còn thiếu gì nữa để ba chăm sóc cho má đ­ược tốt hơn”.
Những câu chuyện về cuộc đời, về đức độ của vị Chủ tịch n­ước kính yêu thật khó có thể hết. Và tôi tin rằng câu chuyện cuộc đời của Bác sẽ còn đư­ợc con cháu mai sau viết tiếp, kể tiếp để cùng chiêm nghiệm, cùng noi theo.
HỒNG THẠNH (lư­ợc ghi)

     Nguồn http://www.qdnd.vn. Ngày 16/08/2008


Số lượt người xem: 1149 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày