Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Phố phường Hà Nội Thứ Sáu, 25/06/2010, 12:25

Phố Lê Thái Tổ

Lê Thái Tổ là miếu hiệu của Lê Lợi (1385 - 1433) một vị anh hùng đã có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh. Lê Lợi quê ở làng Lam Sơn, nay là xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.


 

Năm 1407, giặc Minhchiếm nước ta, cố dụ ôngra m quan. Ông từ chối. Ngày mùng 8 tháng giêng năm Mậu Tuất (1418), ông dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Trải qua nhiều khó khăn, nhưng được nhân dân ủng hộ, lại được nhiều người tài giỏi giúp sức nên cuối cùng vào đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã kết thúc thắng lợi, giải phóng được đất nước sau 20 năm bị ngoại thuộc.
 
Phố Lê Thái Tổ đi từ Quảng trường Đông Kinh nghĩa thục đến phố Tràng Thi. Kể theo hướng đó thì phố này là phần đất của các thôn Khánh Thụy Tả, Khánh Thụy Hữu, Tự Tháp, Phúc Phố, Thị Vật, Tô Mộc, tất cả đều thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn Khánh Thụy Tả hợp với thôn Báo Thiên Tự thành thôn Báo Khánh. Còn thôn Phúc Phố thì hợp với thôn Tô Mộc thành ra thôn Phúc Tô.
Thời Pháp thuộc đây là hai phố: Đoạn đầu từ Quảng trường Đông Kinh nghĩa thục đến hết số nhà l8 tức ngã ba Hàng Trống là phố Beauchamp dân gọi nôm là phố Bờ Hồ. Còn đoạn từ ngã ba Hàng Trống đến Tràng Thi thì vẫn là thuộc phố Hàng Trống (tên Pháp là rue Jules Ferry) cho nên đồn cảnh sát ở cuối phố được dân gọi là bốt Hàng Tràng (nay là trụ sở Công an Hoàn Kiếm). Thời tạm chiếm mới ghép đoạn này vào phố Bờ Hồ và gọi tên là Lê Thái Tổ. Sau 1954ta vẫn giữ tên gọi này.
Vào giữa thế kỷ XVIII, chúa Trịnh Giang đã cho xây ở bên Tây Hồ Hoàn Kiếm một cung điện gọi tên là Khánh Thụy. Do đó hai thôn xóm ở hai bên cung được gọi là Tả và Hữu Khánh Thụy. Như năm 1782, Hải Thượng Lãn Ông trên đường đi vào Thành Thăng Long đã ghi là: ''... theo cửa cung Khánh Thụy, tới đình Quảng Minh, qua cửa Đại Hưng, rồi rẽ sang bên phải...'' (Thượng kinh ký sự).
Còn thôn Tự Tháp thì nguyên là khu vực xây cất các tháp chùa Báo Thiên (chùa cớ từ đời Lý và mới bị thực dân Pháp phá bỏ năm 1884, như vậy, suốt tám thế kỷ ở đây hẳn là phải có nhiều tháp). Ở thôn này, vào đầu thế kỷ XIX có một trường đại tập (tức là tường dạy học sinh lớn chuẩn bị đi thi hương) là Trường Tự Tháp của ông nghè Vũ Tông Phan (1804-1862), nay là khu vực trụ sở Báo Nhân Dân. Còn ở trong khu vực số nhà l6phố này thì hiện còn pho tượng Lê Lợi đứng trên một đài cao, mới dựng năm l896. Đằng sau tượng là đền Nam Hương tức là đền của thôn Tự Tháp cũ, thời Linh Lang, Cao Sơn và bà Ngọc Kiều. Song có nhiều người nhầm cứ gọi là ''Đền Vua Lê''. Khu vực số nhà l6 này cũng đáng chú ý: Đấy nguyên là trụ sở của hội Khai trí tiến đức do thực dân và một số quan lại lập ra vào năm l9l9 chủ yếu là hoạt động văn hóa để tô điểm cho chế độ thực dân phong kiến. Sau Cách mạng Tháng Tám năm l945 nhà này trở thành trụ sở Hội Văn hóa cứu quốc. Tới khi Quốc hội khóa I được bầu thì ngôi nhà này được dùng làm trụ sở của Ban Thường trực Quốc hội. Nay là trụ sở Cục Thông tin cơ sở thuộc Bộ Văn hóa Thông tin. Điều đáng nhớ nữa ở đây là suốt thời gian 1955-1975, là Câu lạc bộ Thống Nhất, tức nơi gặp gỡ, hội tụ đồng bào và cán bộ miền Nam tập kết, ngày chủ nhật nào cũng đông vui như ngày hội.
Ngoài các di tích trên, khu vực Công ty Intimex (30-32 Lê Thái Tổ) và năm 1889 là khách sạn lớn ở Hà Nội có tên là Hotel du Lac (Khách sạn bên Hồ), năm 1901,khách sạn giải tán nhường chỗ cho Phòng Thương mại - Canh nông Bắc Kỳ và Trường Cao đẳng Thương mại. Một khách sạn khác cũng gần đấy có tên là Grand hoel (Đại khách sạn) sau là trụ sở Báo Avenir du TonKin (Tương lai Bắc Kỳ) và  nay là trụ sở Báo Hànộimới.
Với lịch sử hiện đại thì phố này có một ngôi nhà đáng ghi nhớ. Đó là ngôi nhà số 8, đã bị giặc Pháp dàm hư hỏng nặng trong những ngày đầu của cuộc Toàn quốc kháng chiến (nay khu đất đã xây dựng tòa nhà cao tầng). Chính ngôi nhà ấy đã từng là nơi ở của Bác Hồ trong những ngày tháng sôi sục của cách mạng. Nguyên là sau ngày cách mạng thành công không lâu, quân Tưởng Giới Thạch kéo đến miền Bắc nước ta để tước khí giới quân Nhật. Chúng đem theo một lũ Việt gian để quấy rối, phá phách cách mạng. Lúc này, Bác Hồ ở tại Bắc Bộ phủ (phố Ngô Quyền), nhưng xét thấy không thật sự an toàn nên Bác thay đổi chỗ nghỉ để làm lạc hướng kẻ thù. Do đó ngôi nhà số 8 phố Lê Thái Tổ này đã trở thành một nơi ở của Bác trong khoảng thời gian năm 1946.
Nay Lê Thái Tổ là một phốchỉ có dãy số chẵn (bên kia là bờhồ) và cơ quan xen lẫn thươngmại dịch vụ. Ngay đầu phố là siêu thị và cửa hàng kem nổi tiếng một thời: Long Vân - Hồng Vân, rời tới cao ốc số 8 là văn phòng các hãng buôn, mặt sau tòa Báo Nhân dân là ngân hàng ANZ. Qua ngã ba là siêu thị Intimex và cửa hàng kem Bốn mùa cùng cửa hàng may Âu phục Tiến Thành cũng rất nổi tiếng. Về cơ quan thì có Cục Thông tin cơ sở, cơ quan du lịch và toà Báo Hànộimới. Chốt lại ở cuối phố là Công an quận Hoàn Kiếm.
Theo tạp chí Hà Nội ngàn năm

Số lượt người xem: 1557 Bản inQuay lại
Xem theo ngày Xem theo ngày