Bỏ qua nội dung chính

Địa chí Đồng Nai

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin > Địa chí Đồng Nai > Bài đăng > Đồng tiền cụ Hồ
Đồng tiền cụ Hồ

Nói đến đồng tiền Cụ Hồ, có lẽ nhiều người nghĩ rằng đó là những tờ giấy bạc 100đ, 1000đ, 2000đ, hoặc 5000đ. .. có hình Bác hiện đang lưu hành. Song nếu chỉ có ý nghĩa đơn thuần ấy thì chúng tôi không viết bài này.



Ngược dòng thời gian, vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, ủy ban kháng chiến hành chánh Nam bộ đã ấn hành nhiều loại giấy bạc Việt Nam, còn gọi là tín phiếu dùng lưu hành nội bộ trong các vùng giải phóng. Đó là những tờ giấy bạc loại 1đ 5đ, 50đ và 100đ.. . có in chân dung Bác do đồng chí Phạm Văn Bạch, Chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chánh Nam bộ ký.

Năm 1954, hiệp định Giơ-ne-vơ ký kết. Đồng tiền này không còn giá trị về kinh tế, nhưng trên tấm tín phiếu có chân dung của Bác nên nhiều đồng bào ta ở miền Nam đã dũng cảm cất dấu xem như một kỷ vật thiêng liêng.

Đó là tấm lòng của bác Nguyẽn Văn Dực ấp 3, xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Nguyễn Văn Ưu ở ấp Quới Thạnh, xã Phước An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Đây chỉ là hai bác nông dân bình thường như hàng vạn những người dân khác ở miền Nam mà lúc bấy giờ tầm hiểu biết của người nông dân còn hạn chế. Những người dân của Lục tỉnh Nam Kỳ chưa một lần được thấy Bác, chỉ được nghe kể về Bác bằng truyền miệng và cụ thể là chỉ gián tiếp được thấy chân dung Bác trên tấm tín phiếu. Để biểu lộ tình cảm trân trọng của mình đối với Bác Hồ kính yêu, họ luôn giữ gìn nâng niu những tờ giấy bạc Cụ Hồ nh một vật quý giá thiêng liêng nhất.

Bác Hồ đã từng khẳng định chân lý: "Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi" Chính vì lẽ đó, mong mỏi và tin tuởng sẽ có ngày Bắc - Nam sum họp một nhà, mà bác Dực, bác Ưu và nhiều đồng bào Nam bộ khác đã dũng cảm quên cả tính mạng mình giữ lại những tờ giấy bạc, không phải để sau này đòi nợ cách mạng, mà lý do duy nhất là để tỏ tấm lòng tri ân với Bác.

Luật 10/59 của Mỹ - Diệm ban hành "Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót". Cả miền Nam bao trùm không khí chết chóc. Nhà tù mọc lên khắp nơi. Biết bao gia đình tan tác cha mất con, vợ mất chồng... chỉ vì bị tình nghi trong nhà có hình Bác Hồ, hoặc liên quan đến Cách mạng. Vượt lên tất cả để hướng về Bác, hướng về miền Bắc thân yêu, người dân miền Nam đã cất dấu những tờ giấy bạc Cụ Hồ bằng nhiều hình thức: Bỏ vào ống sữa bò chôn xuống đất, bỏ vào ống tre trên mái nhà, trong ống cuốn vải, hoặc trong các đốt cây tre như Kim Đồng giấu thư trong đốt tre cần câu cá...

Ở đây xin kể về cách cất dấu của bác Ưu. Trong căn nhà tranh rách nát của mình chỉ có chiếc tủ thờ cũ kỹ và chiếc chông tre ọp ẹp. Bác Ưu nhìn trước ngó sau không biết nên để hình Bác ở nơi đâu để che mắt bọn mật thám, chỉ điểm và những cuộc lục soát bất ngờ. Bác thừa hiểu ràng nếu không cất giấu kỹ càng, tai họa sẽ ập xuống bất kỳ lúc nào. Suy đi nghĩ lại bác Ưu đã bỏ những tờ giấy bạc vào chai nút chặt rồi đem vào rừng chôn, nhưng bác vẫn chưa thật an tâm vì sợ thời gian, mưa nắng sẽ làm hư, mục, bác lại bí mật đào về chôn tại nhà. Bác Ưu kể rằng lâu lâu bác lại đem những tờ giấy bạc có hình Bác Hồ ra ngắm nghía, áp sát vào trái tim mình và thủ thỉ với Bác. Đến cuối năm 1977, bác Ưu đã tự nguyện đem những tờ giấy bạc đó tặng cho Nhà Bảo tàng Đồng Nai.

Ngày nay, những tờ giấy bạc ấy đã trải qua thời gian hơn nửa thế kỷ. Đồng tiền Bác Hồ đã luân phiên qua tay nhiều người, nhiều thế hệ nhưng đến nay tất cả còn rất phẳng phiu, rõ nét. Đó là tất cả tấm lòng của người dân miền Nam đối với Bác Hồ, và còn cả tấm lòng của người làm công tác bảo tồn - bảo tàng có trách nhiệm giữ gìn mai mai như một kỷ vật vô giá truyền lại cho thế hệ mai sau.

THÚY NGA

Cán bộ Bảo tàng Đồng Nai

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.