Bỏ qua nội dung chính

Ngược dòng lịch sử

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bài viết 2015 > Ngược dòng lịch sử > Bài đăng > Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Giáo sư Ca Văn Thỉnh (1902-2022)
Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Giáo sư Ca Văn Thỉnh (1902-2022)

Giáo sư Ca Văn Thỉnh – Con người và sự nghiệp

 

Giáo sư Ca Văn Thỉnh (1902-1987) được biết đến là một nhà trí thức yêu nước, là người đầu tiên nghiên cứu văn hóa Nam bộ, một nhà giáo mẫu mực, nhà ngoại giao xuất sắc, cuộc đời và sự nghiệp của ông có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Sinh ra trong một gia đình nông dân tại xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, vốn tư chất thông minh, học giỏi, năm 17 tuổi GS. Ca Văn Thỉnh đậu bằng thành chung và được học bổng vào học tại trường Sư phạm Sài Gòn. Tại đây, ông tham gia hoạt động trong phong trào “Thanh niên cao vọng” trong giới học sinh sinh viên, đọc báo Cái chuông rè và nghe chí sĩ Nguyễn An Ninh diễn thuyết. Sau khi ra trường Ca Văn Thỉnh về dạy học tại Mỏ Càykết hôn với cô giáo Lê Thị Tài, người vợ hin chung thủy, người đồng chí kiên trung, gần gũi trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của ông.

Năm 1925, ông lại được học bổng vào học trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Tại đây, ông đã cùng các bạn đng môn là Đặng Thai Mai, Phạm Thiều, Tôn Quang Phiệt hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên yêu nước do Đảng Tân Việt khởi xướng. Có ln ba ông đã cùng nhau trốn học để dự phiên tòa công khai xét xử Phan Bội Châu, sau đó tổ chức biểu tình đòi trả tự do cho nhà chí sĩ yêu nước này. Thời gian này, ông chính thức dùng ngòi bút làm phương tiện đấu tranh yêu nước, nhằm khơi gợi lòng yêu nước của đng bào. Tác phẩm đu tiên là vở cải lương Bầu nhiệt huyết lấy bút danh Ngạc Xuyên.

Từ năm 1928 đến năm 1945, Ca Văn Thỉnh làm công tác quản lý giáo dục, dạy học và tham gia phong trào quần chúng yêu nước ở Bến Tre. Cũng trong thời gian này ông bắt đầu công việc nghiên cứu văn hóa văn học Nam Bộ. Lịch sử và con người Nam Bộ là những nội dung rất được ông quan tâm, trong đó có những nhân vật tiêu biểu như Võ Trường Toản, Nguyễn Thông, Nguyễn Đình Chiểu... Vốn ngôn ngữ phong phú cả Hán lẫn Pháp văn đã giúp ông rất nhiều trong công tác khảo cứu những tư liệu xưa và nay được đăng tải trên các báo chí thời bấy giờ như: Đng Nai, Tri Tân, Đại Việt tp chí

Giữa năm 1945, với sự đề cử của hai đồng chí Phạm Ngọc Thạch và Kha Vạng Cân, Ca Văn Thỉnh được chỉ định làm thủ lĩnh Thanh niên Tiền phong tỉnh Bến Tre, tham gia cướp chính quyn ở Bến Tre và được cử làm y viên y ban Kháng chiến hành chánh tỉnh. Tháng 3/1946, đồng chí được lãnh đạo khu 8 cử ra miền Bắc báo cáo tình hình với Bác Hồ và xin chi viện vũ khí cho chiến trường min Nam. Mùa Thu năm 1946, với sự giới thiệu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Giáo sư Đặng Thai Mai ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và được giao chức vụ Quyền Bộ trưởng Bộ Giáo dục, kiêm Vụ trưởng Vụ Sư phạm. Cuối năm 1946, Giáo sư Ca Văn Thỉnh được quyết định điu động làm Giám đốc Phòng Nam bộ Trung ương.          

Đu tháng 10 năm 1947, Giáo sư được y ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chỉ định làm ủy viên Mặt trận Việt Minh - Liên Việt Nam bộ, kiêm Hiệu trưởng Trường Trung học kháng chiến Thái Văn Lung. Từ uy tín rộng rãi trong giới trí thức, đặc biệt với tư chất khiêm nhường đôn hậu, ông đã thuyết phục được các kỳ ủy viên Đảng Dân chủ chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tiếp đó, ông được chỉ định kiêm chức Giám đốc Sở Giáo dục Nam bộ. Từ năm 1952, ông được cử làm ủy viên Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam.

Năm 1954, sau khi ra miền Bắc, ông được điu động sang công tác ở Bộ Ngoại giao và được phân công phụ trách Vụ Đông Nam Á. Trong thời gian này ông được chỉ định cùng phái đoàn của Thủ tướng Phạm Văn Đng đi thăm các nước Ấn Độ, Miến Điện; được cử làm Tổng Thư ký phái đoàn Chính phủ do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đu dự Hội nghị Á - Phi tại Indonesia; tham gia đoàn đại biểu Khoa học Xã hội Việt Nam cùng với các giáo sư Trần Huy Liệu, Trần Văn Giàu; dự Hội nghị Đông phương học tại Mát-xcơ-va do Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô tổ chức; làm Tổng lãnh sự Việt Nam tại Inđônêxia.

Trở về từ nước ngoài, ông nhận nhiệm vụ tiếp quản Viện Viễn đông Bác c, giữ chức vụ Giám đốc Thư viện Khoa học Trung ương. Sau đó, làm đại diện thương mại, đại diện chính phủ ta ở Campuchia trước khi giữ chức Giám đốc Thư viện Khoa học xã hội Hà Nội. Dưới sự lãnh đạo của Giáo sư, Viện Khoa học xã hội miền Nam đã phát triển, công tác nghiên cứu và đào tạo khoa học xã hội đóng góp đáng kể vào việc xây dựng đất nước sau ngày giải phóng.

Dù ở tuổi 80, nhưng Giáo sư vẫn miệt mài nghiên cứu, viết lách, cho ra đời hai tập sách có giá trị mà ông đã từng thai nghén, ấp ủ từ nhiều năm nhưng chưa có thời gian hoàn tất, trong đó có quyển Hào khí Đồng Nai (1983) - giá trị nổi bật của công trình này đã khẳng định và đề cao truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của đất Đồng Nai xưa. Ông mất tại Sài Gòn năm 1987.

Có thể nói, trong hành trình 85 năm sống và cống hiến, GS. Ca Văn Thỉnh đã có cuộc đời hoạt động miệt mài với tư cách là người cán bộ cách mạng tận tuỵ, một tấm gương đảng viên kiên trung. Dù trải qua nhiều trọng trách khác nhau, nhưng trên cương vị nào, Giáo sư cũng vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tỏ rõ phẩm chất của một nhân cách lớn. Đối với nền văn học nghệ thuật nước nhà, ông còn là một nhà nghiên cứu chuyên sâu về văn học sử, đặc biệt là văn học sử Nam bộ. Không chỉ vậy, ông còn là một nhà giáo dục tâm huyết đến những ngày cuối cùng của cuộc đời.

Với những công lao bền bỉ và cống hiến có giá trị trong cả cuộc đời và sự nghiệp của mình, Giáo sư đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhất và Huy hiệu thành đồng Tổ quốc.

Noi gương đạo đức của cha, các con của ông đều cố công nghiêm túc học hành, tất cả đều cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng và đất nước, như: Ca Lê Thuần - Giáo sư về âm nhạc, Ca Lê Hồng - Nghệ sĩ ưu tú, Ca Lê Hiến - nhà thơ - Liệt sĩ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - bút danh Lê Anh Xuân - tác giả bài thơ Dáng đứng Việt Nam và Ca Văn Thắng - hoạ sĩ,…

Suốt nửa thế kỷ tham gia sự nghiệp giành độc lập và xây dựng Tổ quốc cho đến khi về cõi vĩnh hằng, GS. Ca Văn Thỉnh đã hoàn thành trọn vẹn mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó. Ở Giáo sư luôn nổi bật một nhân cách đáng quý, một là nhà tri thức cách mạng nhiệt thành, một người thầy mẫu mực nhân ái, một nhà nghiên cứu trung thực suốt đời thiết tha với văn hoá lịch sử nước nhà. Cùng với nhiều nhân sĩ lớn khác cùng thời, cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư Ca Văn Thỉnh đã góp phần tạo nên biểu tượng của người trí thức Nam bộ yêu nước ở thế kỷ XX.

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Giáo sư Ca Văn Thỉnh (1902-2022), xin được khái lược cuộc đời và sự nghiệp của cố Giáo sư, như một lời tri ân, một niềm cảm phục, kính mến đối với Giáo sư. Thế hệ hôm nay sẽ luôn ghi nhớ đến những cống hiến to lớn của Giáo sư cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, cho nền văn hoá Nam bộ nói riêng, văn hóa lịch sử dân tộc nói chung./.

 

Đinh Nhài

 

 

 

 

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.