Bỏ qua nội dung chính

Ngược dòng lịch sử

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bài viết 2015 > Ngược dòng lịch sử > Bài đăng > Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17/3/1913 - 17/3/2023)
Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17/3/1913 - 17/3/2023)

Đại tướng Chu Huy Mân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, là nhà chính trị, quân sự tài ba,… Cuộc đời hoạt động của Đại tướng mãi là tấm gương sáng để thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.

Đồng chí Chu Huy Mân, tên thật là Chu Văn Điều sinh ngày 17 tháng 03 năm 1913 trong một gia đình nông dân, hiếu học tại xã Yên Lưu, tổng Yên Trường, phủ Hưng Nguyên (nay là xã Hưng Hoà, thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thng cách mạng, được lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, đồng chí Chu Huy Mân sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng khi mới 16 tuổi. Ở tuổi 17, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Kể từ đây, cuộc đời của đồng chí gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; luôn hoàn thành mọi trọng trách mà Đảng, Tổ quốc và Nhân dân giao phó; có nhiều cống hiến xuất sắc cho cách mạng Việt Nam.

Ngay từ thời kì đầu của cuộc kháng chiến, đặc biệt cao trào cách mạng 1930 - 1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh, đồng chí Chu Huy Mân đã tích cực tham gia với nhiệt huyết của người yêu nước và ý chí của người cách mạng. Đồng chí đã được tôi luyện, trưởng thành và nhanh chóng trở thành một cán bộ ưu tú, kiên trung của Đảng và dân tộc. Trong vai trò Bí thư Chi bộ Yên Lưu, đồng chí Chu Huy Mân đã kiên trì lãnh đạo khôi phục tổ chức đảng Yên Lưu, góp phần xây dựng chi bộ các xã lân cận, giữ vững phong trào cách mạng ở địa phương trưc sự đàn áp của kẻ thù. Trong phong trào dân chủ 1936 - 1939, thực hiện sự phân công của Đảng, đồng chí luôn kiên trì, bn bỉ lãnh đạo và tiến hành xây dựng cơ sở cách mạng, xây dựng chi bộ công nhân trong Nhà máy xe lửa Trường Thi, phối hợp lãnh đạo công nhân ở đây bãi công và đẩy mạnh phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.

Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng chí tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở Quảng Nam, làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, rồi Chủ tịch Ủy ban quân chính khu C (gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và Quảng Nam). Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với các cương vị Chính ủy, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 72, 74; Chính ủy Đại đoàn 316, đồng chí đã lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tham gia nhiều trận đánh, nhiều chiến dịch góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến. Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, đồng chí Chu Huy Mân được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng ở những thời điểm chiến lược trên địa bàn Tây Nguyên, Khu 5. Đồng chí đã vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, nghệ thuật quân sự Việt Nam vào thực tiễn chiến trường; coi trọng công tác chính trị, tư tưởng, xây dựng niềm tin, ý chí, quyết tâm đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược cho lực lượng vũ trang 3 thứ quân. Trên cương vị Chính ủy kiêm Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên, Quân khu 5, đồng chí đã cùng tập thể Đảng ủy, Bộ Tư lệnh lãnh đạo quân và dân trên địa bàn trực tiếp đương đầu với quân Mỹ, lập nên nhiều chiến công vang dội (Kỳ Sanh, An Lão, Núi Thành, Ba Gia, Plei Me – Ia Đrăng…), góp phần cùng quân dân cả nước giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Đất nước thống nhất, đồng chí được phân công đảm nhiệm những trọng trách, cương vị cao của Đảng, Nhà nước và quân đội. Với tầm nhìn, tư duy chiến lược và khả năng phân tích thực tiễn sâu sắc cùng những kinh nghiệm hoạt động, đồng chí đã chủ động đề xuất nhiều vấn đề về chính trị, quân sự, quốc phòng và đối ngoại ở tầm chiến lược, nhất là vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng; bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ.

Không chỉ là chiến sĩ cách mạng kiên trung, nhà lãnh đạo quân sự, chính trị xuất sắc, đồng chí Chu Huy Mân còn là một chiến sĩ cộng sản quốc tế trong sáng, thủy chung, đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang chính quy cho nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, giúp bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ, đảng viên, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội Lào. Những đóng góp to lớn của đồng chí với cách mạng Lào đã góp phần tạo lập được mối quan hệ mật thiết, cộng tác chặt chẽ, được các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy của nước bạn quý mến, tin cậy; xây dựng được mối quan hệ hết sức thân tình, gắn bó, bền vững giữa hai nước Việt Nam – Lào.

Nhìn chung, trong suốt cuộc chiến tranh giải phóng, bảo vệ T quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đồng chí Chu Huy Mân đã có mặt trên khắp các chiến trường: từ Quân khu 4, Quân khu 5, đến Quân khu Việt Bắc, Tây Bắc, từ chiến trường miền Trung đến mặt trận Tây Nguyên; từ chiến đấu trong nước đến làm nghĩa vụ quốc tế cao cả. Bất kỳ đâu, đồng chí vẫn luôn thể hiện là một tấm gương người đảng viên kiên trung, một cán bộ cần mẫn, một nhà lãnh đạo tài năng. Trong thời gian bị giam cầm, đày ải trong nhà tù đế quốc, đồng chí Chu Huy Mân vẫn nêu cao khí tiết của người chiến sĩ cộng sản, cùng với các đồng chí của mình, biến ngục tù tăm tối thành trường học cách mạng, tiếp tục tôi rèn bản lĩnh cách mạng và học tập lý luận, chờ cơ hội trở về với phong trào cách mạng của Đảng và nhân dân…

Với 93 tuổi đời, 76 tuổi đảng, 61 tuổi quân, dù công tác ở đâu, trên bất cương vị nào, trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào, dù khó khăn gian khổ đến đâu, đồng chí Chu Huy Mân luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, là người cộng sản kiên cường, cống hiến cả cuộc đời mình, vì mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân; có nhiều đóng góp vào thắng lợi to lớn cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

Là một trong những vị tướng sắc sảo, nhà chính trị, quân sự song toàn của Quân đội, người học trò tin cậy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Chu Huy Mân đã được Đảng, Nhà nước tin cậy, giao phó nhiều trọng trách như: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Với những công lao đóng góp to lớn và đặc biệt xuất sắc, đồng chí được Đảng và Nhà nước ta phong quân hàm Thiếu tướng (năm 1958), phong vượt cấp từ Thiếu tướng lên Thượng tướng (năm 1974) và phong quân hàm Đại tướng (năm 1980). Đồng chí được tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (1913-2023), là dịp để để chúng ta nhận thức sâu sắc về cuộc đời hoạt động của Đại tướng, nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu, xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam; tri ân những công lao, đóng góp to lớn của đồng chí cho sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy niềm tự hào cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, lý tưởng cộng sản, đạo đức cách mạng của một nhà chính trị, quân sự song toàn. Dù năm tháng có trôi qua, nhưng Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta mãi mãi biết ơn và ghi nhớ công lao của đồng chí. Tấm gương đạo đức cao quý của đồng chí mãi là biểu tượng sáng ngời, là lý tưởng cao đẹp, là niềm tin quyết thắng để thế hệ hôm nay nỗ lực phấn đấu không ngừng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xứng đáng với lòng mong mỏi của thế hệ cha anh đi trước.

 

Nguyễn Mai

 

 

 

 

 

 

 

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.