Bỏ qua nội dung chính

Ngược dòng lịch sử

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bài viết 2015 > Ngược dòng lịch sử
Ngược dòng lịch sử Thứ Năm, 12/12/2019, 09:45

ĐỒNG NAI GHI DẤU NHỮNG BƯỚC CHÂN NGƯỜI LÍNH

Xưa kia, vùng đất Mô Xoài, Bến Nghé, Đồng Nai, Gia Định là nơi các bậc tiền nhân sớm vào định cư, khai sơn phá thạch, dựng làng lập ấp, đặt nền hành chính đầu tiên ở xứ Nam Kỳ với dinh Trấn Biên, dinh Phiên Trấn, mở mang bờ cõi đến sông Tiền, sông Hậu, Rạch Giá, Hà Tiên, trở thành thủ phủ của xứ Nam Kỳ lục tỉnh với Gia Định phủ, Gia Định trấn, Gia Định thành. Vốn có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, nhân dân miền Đông Nam Bộ đã anh dũng khởi đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ, lập nên nhiều chiến công vẻ vang và phát triển thành phong trào cách mạng rộng lớn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám 1945.

Ngay sau ngày giành được độc lập, nhân dân miền Đông Nam Bộ lại phải sớm đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân Pháp, trường kỳ suốt 9 năm rồi tiếp nối 21 năm kháng chiến chng đế quc Mỹ. Phát huy lợi thế của núi rừng hiểm trở, rừng sác bạt ngàn, sông rạch dọc ngang, Đảng bộ miền Đông đã xây dựng một hệ thống căn cứ địa cách mạng vững chắc, xây dựng và bảo vệ lực lượng, vừa là hậu phương tại chỗ, vừa là bàn đạp tiến công địch rất hiệu quả, không chỉ đối với phong trào cách mạng ở miền Đông mà còn góp phần đắc lực cho cả Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến, tiêu biểu đó là vùng đất Đồng Nai anh dũng.

Dải đất Đồng Nai thiêng liêng của Thành đồng Tổ quốc” mà trong chiến tranh là các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa, rồi Long Khánh còn in đậm nét biết bao sự tích anh hùng của những con người Đồng Nai, của những con người khắp đất nước từ Cao - Lạng đến mũi Cà Mau, về đây chiến đấu quyết tâm bảo vệ quê hương xứ s của mình. Truyền thng lao động cần cù và đấu tranh bất khuất của nhân dân trên đất Đồng Nai lại được bồi đắp thêm cao và dày trong cả hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Biết bao nhiêu những người dân bình thưng nhưng yêu nước và yêu cách mạng, biết bao nhiêu chiến sĩ giải phóng vô danh đã ngã xuống trên từng tấc đất trên từng gốc cây rừng, trong từng dòng sông, bờ biển của tnh Đồng Nai kiên cường này. Họ không bị mất đi mãi mãi, chiến công của họ không hề bị mờ nhạt bi thời gian, họ không bị lãng quên vì ngay trên mảnh đất Đồng Nai này nhiều người đã đi vào lịch sử, sng mãi với thời gian. Đó là những địa danh đã mang tên của một hay nhiều chiến ng lừng lẫy, tất cả họ tạo thành một Đồng Nai rất riêng. Ví như La Ngà, Xuân Lộc, Biên Hòa... Sông núi thiêng ca Tổ quốc ngàn đời yêu dấu đẹp tươi là vì có họ, những dòng máu đỏ của h đã làm cây cỏ thêm xanh tươi, thân thể của họ ngã xuống làm đất đai thêm màu mỡ.

Tỉnh Đồng Nai có vị trí chiến lược quan trọng trong chiến tranh. Nó nằm kế cận về phía Đông và Đông Bắc ca thành phố Sài Gòn, là cửa ngõ từ đại dương đi vào thành phố này và cả miền Đông Nam Bộ, chiến trường quyết liệt giành giựt cuối cùng của đôi bên. Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều dựa vào quân đội nhà nghề được trang bị đầy đủ, mạnh và hiện đại, có không quân làm chủ cả bầu trời, có tàu thuyền khống chế cả mặt sông, mặt biển, có xe bọc sắt với sức công phá và chà nát đối phương, nhất là Mỹ dựa vào cơ động nhanh và hỏa lực mạnh, vào đủ loại vũ khí tối tân kể cả chất độc hóa học và bom giết người hàng loạt.

Sut hơn 30 năm chiến tranh mà kẻ địch lớn mạnh hơn ta rất nhiều, người dân trên đất Đồng Nai còn ghi dấu hàng loạt những chiến công bất hủ góp phần vào thắng lợi cuối cùng vĩ đại của cả dân tộc. Trước tiên, thời 9 năm khi bộ đội cách mạng còn non yếu đã có các trận đánh giao thông đã góp phần triệt tiêu con đường xe lửa Bc - Nam mà địch rất đề cao. Đó là các trận đánh lật đầu máy và các toa xe lửa, tiêu diệt địch thu vũ khí như trận Bảo Chánh, trận Bàu Cá năm 1947, trận đánh giao thông diệt hàng chục xe và binh lính địch trong đoàn xe quân sự dốc Gây Cám trên lộ 23 cũng vào năm ấy. Nhưng trận đánh giao thông lớn và vang dội nhất là trận La Ngà trên đường 20 năm 1948. Trong trận này ta đã phá hủy hàng mấy chục xe quân sự, diệt trên một trăm lính lê dương thiện chiến, đại tá De Sarigné chỉ huy bán lữ đoàn lê dương số 13 và đại tá Pariust, phó tham mưu trưởng thứ nhất của Pháp ở Nam Đông Dương cùng nhiều sĩ quan khác đền tội, ta bắt nhiều tù binh thu nhiều vũ khí. Đại tá Talles chỉ huy khu vực Đồng Nai thượng sau đó phải tự tử. Năm 1950, tháp canh cầu Bà Kiên ở Tân Uyên cùng 30 tháp canh khác trên các đường lộ ở tỉnh Biên Hòa bị san bằng trong cùng một đêm báo hiệu sự thất bại của "chiến thuật Đờ La-tua" của Pháp. Để có chiến công dâng Bác nhân ngày sinh lần thứ 63 của Người, chiến sĩ biệt động Đồng Nai đã đốt trên hai triệu lít xăng ở kho xăng Biên Hòa. Cái tên Biên Hòa gắn với nhiều chiến công oanh liệt của quân và dân Đồng Nai bắt đầu từ đó. Cũng tại Biên Hòa cuối năm 1956, khi mà Mỹ Diệm đã trắng trn xé bộ Hiệp định Giơ-ne-vơ không chịu tổng tuyển cử thống nhất đất nước, hơn 500 tù chính trị bị Diệm giam ở nhà lao Tân Hiệp đã nổi dậy, tay không cướp súng, diệt địch, thoát về các tỉnh, bổ sung cho đội ngũ cán bộ cách mạng đang cần. Rồi năm 1959, đặc công ta đã đột nhập trụ s phái đoàn c vấn quân sự Mỹ tại thị xã Biên Hòa, diệt và làm bị thương trên chục tên. Nhưng cái tên Biên Hòa tr thành nỗi khủng khiếp thực sự cho Mỹ ngụy và làm nức lòng quân dân cả nưc là vào năm 1964 khi mà trận đánh sân bay quân sự lớn nhất này xảy ra, phá hủy hàng loạt máy bay tối tân Hoa Kỳ và tiêu diệt hàng trăm giặc lái và chuyên viên kỹ thuật Mỹ. Nói về chiến công bất hủ này, báo chí thế giới bình luận: Việt Cộng” Biên Hòa đã thực hiện một điều lý tưỏng về chiến thuật quân sự là dùng những phương tiện tối thiểu thu được kết quả ti đa và gây tác hại hàng chục triệu cho không quân Mỹ. Sau Biên Hòa là ti Bình Giã đây chỉ là một xã bình thường ven rừng và ven lộ Số 2 ở Bà Rịa nhưng sau khi chiến dịch thắng to của Quân giải phóng tại đây cuối năm 1964 đầu năm 1965 thì cái tên Bình Giã tr thành một trong những cái mốc chiến lược trong cuộc chiến tranh chống Mỹ: “Nếu p Bắc (Mỹ Tho) là một trận chống càn quét, một thắng lợi lớn của quân và dân miền Nam đối vi chiến thuật trực thăng vận của địch, thì trận Bình Giã là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược lớn, đánh dấu sự phá sản của chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Nếu sân bay quân sự Biên Hòa là mục tiêu bị đánh đi đánh lại nhiều lần và thắng lợi to lớn của đặc công, của pháo binh Quân giải phóng kết hợp với nhân dân tại chỗ suốt quá trình cuộc chiến tranh thì khu kho Long Bình, tổng kho liên hợp lớn nhất của đế quốc Mỹ Miền Nam Việt Nam cũng không tránh khỏi số phận như vậy. Mở đầu là trận đánh tháng 6 năm 1966 mà tiếng nổ cúa mấy vạn đạn, pháo đã làm chấn động cả Biên Hòa và Sài Gòn. Những trận liên tiếp xảy ra vào tháng 10, tháng tháng 12 cùng năm ấy của đặc công đã đốt cháy và làm nổ tan nhiều khu kho trong Long Bình, tiêu hủy hàng chục vạn bom, đạn và các phương tiện chiến tranh khác của Mỹ. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ không năm nào không có nổ và cháy sân bay Biên Hòa và tổng kho Long Bình. Một kho ln khác là kho bom Thành Tuy Hạ, nằm gần Sài Gòn hơn, có địa thế hiểm trở và được phòng thủ chặt chẽ kiên cố hơn, cũng không tránh khỏi bị tấn công. M đầu là trận đánh thắng tháng 4 năm 1972 của đội đặc công huyện Nhơn Trạch và tiếp theo là trận tháng 12 của Đoàn 10 đã làm nổ tung hàng chục kho bom, đạn của Mỹ, phối hợp rất đẹp với chiến dịch Nguyễn Huệ ta miền Đông Nam Bộ.
         Đầu năm 1975, sau thắng lợi lớn giải phóng toàn tỉnh Phước Long, rồi chiến dịch Tây Nguyên nổi tiếng với thắng lợi đột phá Buôn Ma Thuột, giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh 30 năm sôi động mãnh liệt như triều dâng thác đổ khắp các chiến trường miền Nam và gây kinh ngạc trên toàn thế giới. Quân dân Đồng Nai, hướng Đông quan trọng tiến vào Sài Gòn đã đóng góp vào thắng lợi trọn vẹn bằng những chiến công oanh liệt mà giá trị chiến lược không thể phai mờ. Từ tháng 3, chi khu Định Quán, một cứ điểm trọng yếu trên đường QL 20 của địch bị diệt, ta làm chủ một đoạn đường quan trọng này tạo điu kiện để giải phóng toàn tnh Lâm Đồng và nối liền các hướng chiến dịch của ta quanh Sài Gòn. Thắng cảnh Định Quán với nhiều núi đá chồng đẹp đẽ lại mang thêm ý nghĩa lịch sử vẻ vang. Tiếp theo là thị xã Xuân Lộc của tỉnh Long Khánh nằm trên ngã ba đường số 1 từ Trung Bộ vào Biên Hòa và đường s 2 đi Bà Rịa. Đây là cứ đim trung tâm then chốt trên tuyến phòng thủ chiến lược cuối cùng của ngụy quân do c vấn Mỹ vạch ra mà Weyand tham mưu trưởng lục quân Mỹ lên tận Xuân Lộc thị sát và duyệt với nhận xét: “Mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn. Trận đánh Xuân Lộc diễn ra vô cùng ác liệt, quân địch tập trung trên một na quân số và binh khí kỹ thuật có tại quân đoàn 3 của chúng vào đây và sử dụng tối đa không quân bao gồm cả thả loại bom uy lực lớn nhất của Mỹ dùng trong chiến tranh Việt Nam là loại bom dọn bãi và giết người hàng lọat (bom Daisy cutter và CBU). Nhưng số phận Xuân Lộc đã được định đoạt khi quân ta chiếm được ngã ba Dầu Giây và toàn bộ đường 20, cắt Xuân Lộc và toàn bộ quân địch còn lại đây ra khỏi tuyến phòng thủ Sài Gòn. Frank Snepp, nhân viên CIA Mỹ đã viết: Rạng ngày 21 các tuyến phòng thủ cuối cùng của chính phủ tại Xuân Lộc sụp đổ và chiều hôm đó Thiệu từ chức vì tình hình quân sự, ông ta diễn tả là tuyệt vọng.
          Suốt 30 năm chiến tranh giải phóng, tỉnh Đồng Nai một mảnh đất của Thành đồng Tổ quốc, đã xứng đáng với Tổ quốc Việt Nam anh hùng. Quân dân Đồng Nai trải qua bao gian khổ và hy sinh vô cùng to lớn đã xứng đáng là bộ phận của dân tộc Việt Nam anh hùng. Truyền thống lao động kiên cường và chiến đấu anh dũng của Đồng Nai ngày càng cao, càng dày trong chiến tranh nhất định sẽ phát triển không ngừng trong xây dựng, cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Hồng Hạnh

 

 

 


Số lượt người xem: 706 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày