Ph.Ăngghen là lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của chủ nghĩa cộng sản, người chiến sĩ kiên cường của giai cấp vô sản, cùng Các Mác xây dựng nên lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học và đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Ông mãi mãi sống trong lòng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Ph.Ăngghen sinh ngày 28/11/1820 trong một gia đình chủ xưởng dệt ở thành phố Barơmen, vương quốc Phổ (ngày nay là nước Đức). Ông sinh sống, thâm nhập thực tiễn vào phong trào cách mạng ở nhiều nước khác nhau để tìm hiểu cuộc sống người dân. Xuất thân từ một gia đình tư sản, nhưng Ph. Ăngghen đã hiến dâng toàn bộ cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, ông là người bạn, người đồng chí gần gũi nhất của C. Mác, đã cùng C. Mác xây dựng nên chủ nghĩa cộng sản khoa học.
Cuối tháng 8 năm 1844, Ăng-ghen rời Man-che-xtơ đến Đức. Dọc đường đi ông gặp Mác ở Pari, trước đó ông thường xuyên liên lạc với Mác bằng thư từ, từ đó tình bạn giữa hai vĩ lãnh tụ càng thêm gắn bó. Mác và Ăng-ghen đã viết cuốn “Gia đình thần thánh”, trong đó đạt cơ sở cho chủ nghĩa duy vật cách mạng.
Năm 1845, Ăng – Ghen trở về Đức và cho xuất bản cuốn sách nổi tiếng: “Tình cảnh giữa giai cấp công nhân ở Anh”. Mùa xuân năm 1845, Ăng-ghen tới Brúc-xen gặp Mác ở đó để cùng viết cuốn “Hệ tư tưởng Đức”. Từ năm 1846 đến tháng 2-1848, Ăng-ghen sống ở Pari và Brúc-xen. Ngoài việc nghiên cứu khoa học ông còn tiến hành công tác cách mạng thực tiễn lớn lao. Mác và Ăng-ghen lã lãnh đạo “Liên đoàn những người cộng sản”. Năm 1848 ông cùng với Mác thảo ra bản “Tuyên ngôn công sản nổi tiếng” đó là Cương lĩnh đầu tiên của đảng cách mạng của giai cấp vô sản thế giới.
Khi cuộc cách mạng tháng 2-1848 ở Pháp bắt đầu, Ăng-ghen cùng Mác đến Pari. Tháng 4-1848, nhân cuộc cách mạng Đức bùng nổ, mác và Ăng-ghen đã tới Cô-lô-nhơ và lãnh đạo tờ “Báo Rê-na-ni mới” do hai ông sáng lập. Trong các bài đăng trên báo đó, ông đã kêu gọi nhân dân Đức kiên quyết đấu tranh chống chế độ nông nô và chế độ chuyên chế, vạch trần sự phản bội của giai cấp tư sản Đức và tính chất không triệt để của những người dân chủ tiểu tư sản. Cùng với Mác, Ăng-ghen đã bảo vệ Cương lĩnh cách mạng, tức là Cương lĩnh chủ trương thống nhất nước Đức thành một nước cộng hòa dân chủ thống nhất.
Tháng 5-1849, ông tham gia cuộc khởi nghĩa nhân dân vũ trang ở Tây Nam Đức. Sau khi bị đàn áp ông đã cùng với các đơn vị quân đội cách mạng còn lại dời sang Thụy Sĩ. Theo yêu cầu của Mác ông đã trở về Luân Đôn là nơi Mác đang ở.
Tháng 11-1850, ông trở lại Man-che-tơ làm công cho một hiệu buôn để có tiền giúp đỡ Mác về sinh hoạt vật chất trong những năm 1850-1860 là thời kỳ Mác đang xây dựng tác phẩm chủ yếu của mình: Bộ “Tư bản”, trong khi phải sống ở nước ngoài với những điều kiện vật chất hết sức khó khăn. Trong thời gian ở Man-che-tơ, Ăng-ghen đã viết nhiều tác phẩm nói về các quan hệ quốc tế, các vấn đề kinh tế và quân sự. Ông sống ở đây đến năm 1870, hầu như lúc nào ông cũng giữ được liên lạc thư từ hàng ngày với Mác, và trong đó ông đã cùng với Mác thảo luận những vẫn đề lý luận chính trị và về sách lược của phong trào công nhân. Từ khi Quốc tế thứ Nhất được thành lập, Ăng-ghen cùng Mác tiến hành đấu tranh chống bọn theo phái Pơ-ru-đông, Ba-cu-nin và những kẻ thù khác của Quốc tế.
Mùa thu năm 1870 ông rời Man-che-xtơ đi Luân Đôn và tại đây ông được mời tham gia Ủy ban Trung ương của Quốc tế thứ Nhất, Mác và Ăng-ghen đã nhiệt liệt chào mừng Công xã Pari và tìm đủ mọi cách giúp đỡ và ủng hộ. Sau khi Quốc tế thứ Nhất ngừng hoạt động, Mác và Ăng-ghen lại tiếp tục lãnh đạo phong trào công nhân. Trong những năm 70 và 80 của thế kỷ XIX, các đảng vô sản có tính chất quần chúng đã được thành lập trong nhiều nước tư bản chủ nghĩa. Cũng vào thời kỳ đó, Ăng-ghen đã viết nhiều bài Chống Đu-rinh và tập hợp thành tác phẩm nổi tiếng được xuất bản vào năm 1877-1878. Trong tác phẩm này, ông trình bày ba bộ phận hình thành chủ nghĩa Mác: triết học mác-xít, chính trị kinh tế học mác-xít và lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học. Đồng thời ông đã bảo vệ lý luận mác-xít chống lại sự tấn công của nhà tư tưởng tiểu tư sản là Đu-rinh và đã đập tan âm mưu của Đu-rinh là muốn làm cho phong trào công nhân Đức và Đảng Xã hội Dân chủ Đức phải chịu ảnh hưởng của giai cấp tiểu tư sản. Cũng trong thời gian đó, ông đã tổng kết nhiều tài liệu và khoa học tự nhiên và xây dựng tác phẩm xuất sắc “Phép biện chứng của tự nhiên”.
Ăng-ghen đã kết hợp lãnh đạo thực tiễn phong trào công nhân cách mạng thế giới với công tác lý luận sâu sắc. Sau khi Mác mất, ông tiếp tục làm cố vấn và là người lãnh đạo của những người xã hội chủ nghĩa châu Âu. Ăng-ghen đã tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa cơ hội trong các đảng công nhân, vạch trần và phê phán kịch liệt những khuyết điểm của các đảng đó, giúp các đảng đó có một phương hướng cách mạng trong công tác. Tác phẩm “Phê phán dự thảo Cương lĩnh của Đảng xã hội dân chủ năm 1891”, viết năm 1891, là một văn kiện quan trọng của ông đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội.
Vào ngày 5-8-1895 tại Luân Đôn. Trái tim của nhà bác học, người thầy lỗi lạc bậc nhất của giai cấp vô sản hiện đại trong toàn thế giới văn minh Ph.Ăng-ghen đã vĩnh viễn ra đi!
Ông ra đi nhưng tư tưởng của Ph.Ăng-ghen về triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học... đến nay vẫn giữ nguyên tính thời sự và có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc đổi mới đất nước ta, nhất là trong việc nhận thức và làm sáng tỏ quy luật vận động tất yếu của cách mạng Việt Nam. Di sản, tư tưởng lý luận và khoa học của ông còn được nhiều thế hệ nghiên cứu và tìm thấy ở đây những chỉ dẫn không thể thiếu trên con đường phát triển, đi lên của nhân loại trên thế giới. Những giá trị to lớn đó đã và đang soi sáng cho con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân, đất nước ta lựa chọn. Đó là các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm thắng lợi, giành độc lập tự do, là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về sự kiên định của nhiệm vụ tiếp tục tiến hành sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập, xây dựng và bảo vệ đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh lãnh tụ cách mạng vô sản Ph.Ăng-ghen. Tôi xin được ôn lại tiểu sử về cuộc đời và sự nghiệp cống hiến hết sức lớn lao của ông với giai cấp công nhân và nhân dân lao động, làm cho chúng ta càng trân trọng trước tài năng tuyệt vời, công lao to lớn của ông đã đóng góp cho nhân loại cần lao. Đồng thời, hết sức kính trọng và học tập ở ông đức tính khiêm tốn, tấm lòng cao thượng, tận tụy và sự thủy chung trong tình bạn. Ông mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho thế hệ trẻ Việt Nam học tập và noi theo.
Mai Mai