Bỏ qua nội dung chính

Ngược dòng lịch sử

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bài viết 2015 > Ngược dòng lịch sử
Ngược dòng lịch sử Thứ Tư, 29/07/2015, 14:35

NGƯỜI ANH HÙNG CẢM TỬ - NGÔ MÂY

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước với  con số hơn hàng chục vạn người đã ngã xuống cho nền độc lập dân tộc. Chiến tranh đã qua đi, nhưng một quá khứ oanh liệt oai hùng vẫn còn đó. Lịch sử của những cuộc chiến đấu, chúng ta không thể nào quên được. Vẫn còn đây dòng máu của một dân tộc anh hùng. Nói  đến chiến tranh, chúng ta nói đến biết bao thế hệ con người ở đó, nói đến lòng quả cảm, nói đến ý chí kiên cường bất khuất.

 

          

         Ngô Mây là một trong những người anh hùng như thế. Anh sinh năm 1924 tại thôn Triêm Ân, xã Cát Chánh, huyện Phù Cát (Bình Định) trong một gia đình nông dân nghèo có 9 người con. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, tháng 4 năm 1947 Ngô Mây xung phong vào bộ đội, được phiên chế vào đội quân “quyết tử”. Anh rất vui vì được vinh dự làm nhiệm vụ này. Ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến thần thánh chống quân xâm lược pháp của nhân dân cả nước bùng nổ. Ở chiến trường liên khu 5, các trung đoàn chủ lực của quân đội ta ra đời. Giặc Pháp có vũ khí hiện đại, quân đội ta vũ khí còn thô sơ đòi hỏi phải có ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất trên hết phải có tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đại đội quyết tử của tiểu đoàn 50, trung đoàn 94 (sau đổi thành trung đoàn 108 – anh hùng LLVTND) được thành lập trong bối cảnh đó. Từ khi về đại đội quyết tử, Ngô Mây xung phong nhận một quả bom chờ ngày xung trận.

Ngày 11-12-1947, lính Pháp từ An Khê đánh xuống Bình Định theo quốc lộ 19. Ngô Mây nhận lệnh xuất kích. Anh ôm bom chờ địch ở ven bờ suối Vối , cách An Khê 2 km. Khi lọt vào ổ phục kích, Ngô Mây cổ quàng khăn đỏ (biểu tượng của lòng quyết tử) lao thẳng vào đám địch đông nhất với quả bom trong tay. Bom nổ. Hơn một trung đội lính Âu Phi tan xác. Quân ta ào lên tấn công diệt hơn 100 tên nữa. Địch hoảng hốt rút chạy về An Khê, bỏ dở cuộc càn. Vùng giải phóng Bình Định được giữ vững. Và Ngô Mây, người anh hùng quyết tử chỉ còn lại chiếc khăn quàng đỏ nằm vắt trên ngọn một cây cao. Năm ấy Ngô Mây vừa tròn 23 tuổi.

Anh Ngô Mây đã được tặng thưởng huân chương quân công hạng hai và được Quốc Hội truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 31/8/1955. Liệt sỹ Ngô Mây được tuyên dương là Anh hùng quân đội với dòng chữ “đệ nhị anh hùng toàn quốc” Hiện nay, huyện lỵ và trường học ở huyện Phù Cát mang tên Ngô Mây. Một phường, một đường phố và hai trường học ở TP Quy Nhơn cũng được mang tên người anh hùng này.

 

 

Tượng đài anh hùng Ngô Mây ôm bom của họa sỹ Xuân Việt dựng lên giữa trung tâm huyện, để người anh hùng sống mãi với đất nước, quê hương. Chiến tranh đã qua đi, những người lính bao thời đã ngã xuống, và trong số đó có nhiều người hy sinh thật thầm lặng. Với truyền thống “ uống nước nhớ nguồn”, chúng ta sẽ mãi mãi nhớ ơn tất cả những con người đã hy sinh vì nền độc lập cho Tổ quốc.

 

Nguyễn Thị Yên

 

 

 

 

 

 

 

 


Số lượt người xem: 1111 Bản inQuay lại
Xem theo ngày Xem theo ngày