Trong Thế chiến thứ hai Nga hay Liên Xô cũ là nước nổi tiếng đã cùng các nước đồng minh khác đánh đổ được phát xít Đức hùng mạnh. Và để có được những thành quả đó không thể thiếu vai trò của các vị tướng lĩnh. Trong rất nhiều tướng lĩnh nổi danh trong Thế chiến thứ hai, Nguyên soái G.K. Zhukov là danh tướng trong quân đội Liên Xô được xếp đầu bảng về số lượng trận thắng nhiều và quy mô lớn, chiếm bảng vàng về tài năng chỉ đạo chiến dịch, chiến lược. Những chiến tích của ông đã trở thành những đóng góp rất lớn vào kho tàng di sản kiến thức quân sự nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới.
Tướng Georgi Konstantinovich Zhukov sinh ngày 1/12/1896 hay (19/11 trong lịch Julius) con ông Konstantin Zhukov và bà Ustina Zhukova, trong một gia đình nghèo tại làng Strenkovka, tỉnh Kaluga; làng này nằm ở phía Nam Moskva khoảng 160 km. Thuở nhỏ, phải sống rất cực khổ trong ngôi nhà chật chội vừa làm nhà ở, vừa làm nhà bếp nhưng ông rất ham học. Ông thường trích dẫn một câu ngạn ngữ Nga làm phương châm sống cho mình “Sống chen chúc không có nghĩa là bị chôn vùi”.

Ngày 7 tháng 8 năm 1915 Zhukov nhập ngũ. Ông được điều vào lực lượng kỵ binh, một điều mà ông cảm thấy rất vui vì lâu nay Zhukov luôn đam mê binh chủng “đầy lãng mạn” này. Sau khóa tập huấn tại trường hạ sĩ quan kỵ binh trong Trung đoàn kỵ binh dự bị số 106, cuối tháng 8 năm 1916 Zhukov được điều đến phục vụ tại trung đoàn long kỵ binh 10 mang tên “Novgorod” thuộc Mặt trận Tây Nam nước Nga. Trong thời gian chiến đấu, ông được tặng Huân chương chữ thập Thánh Georghi. Tháng 10 năm 1916, ông bị thương trong một trận đánh và được tặng Huân chương chữ thập Thánh Georghi lần thứ hai vì đã bắt sống được một sĩ quan Đức. Tháng 2 năm 1917, cuộc Cách mạng Tháng Hai nổ ra, Hoàng đế Nicolai II thoái vị, Aleksander Fyodorovich Kerenskii thành lập Chính phủ lâm thời. Ngày 27 tháng 2 năm 1917, Zhukov và các sĩ quan phản đối lệnh đàn áp của viên đại úy chỉ huy người Đức Von der Goltz đối với đoàn biểu tình của người lao động Moskva. Những người lính trong trung đoàn long kỵ binh 10 đã bầu Zhukov vào Ban đại biểu Xô Viết của trung đoàn. Ngày 7 tháng 11 năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra. Chính quyền Bolshevik của Lenin tuyên bố rút ra khỏi cuộc chiến tranh. Do từ chối đi theo chính quyền của Simon Petlyura ở Ukraina, tháng 11 năm 1917, đại đội long kỵ binh của Zhukov bị giải thể. Ngày 30 tháng 11 năm 1917, G. K. Zhukov trở về quê hương, đem theo giấy chứng nhận giải ngũ và bệnh sốt phát ban (typhus) bị mắc từ mặt trận.
Nguyên soái G.K. Zhukov vào Hồng quân Liên Xô từ tháng 8/1918, ông đã được Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên Xô giao nhiều nhiệm vụ chỉ huy, lãnh đạo trong Quân đội Xô Viết từ cấp tháp đến cấp cao, và ở các chức vụ đó ông đã tham gia chứng kiến nhiều sự kiện lớn trong lịch sử xây dựng và chiến đấu của các Lực lượng vũ trang Xô viết. Tuy nhiên trong một cuốn hồi ký “Nhớ lại và suy nghĩ” của mình G. K. Zhukov cũng ghi nhận về những bất công và đau khổ của cuộc chiến, về “những người tàn tật từ mặt trận trở về, trong khi đó vẫn thấy bọn con nhà giàu sống phong lưu, nhàn nhã như xưa”. Zhukov cũng kể lại tâm trạng bất mãn của binh sĩ cũng như thái độ vô cảm, hách dịch của tầng lớp sĩ quan cao cấp. Trong khi đó, Zhukov đánh giá cao những hạ sĩ quan và những người chỉ huy cấp thấp, theo ông chỉ có những viên chỉ huy này hiểu, yêu thương binh sĩ, và được binh sĩ ủng hộ, tin tưởng.
Trong sự thắng lợi chung của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga không thể nào không nhắc đến công lao của các tướng lĩnh mà với khối óc tài tình suy nghĩ sắc bén, minh mẫn đã giúp cho công cuộc này tiến đến thắng lợi trong đó có tướng Zhukov. Ông đã góp phần không nhỏ cho thắng lợi của đất nước Nga trở thành tấm gương về tài lãnh đạo quân sự.
Hồng Hạnh