Đầu năm 1968, đại đội công binh được giao nhiệm vụ đánh sập cầu Châu Ổ, trên đường quốc lộ số 1, nằm kế gần một bên thị trấn cùng tên, thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cắt đứt giao thông tiếp tế của địch, không cho chúng chi viện từ căn cứ hậu cần ở Đà Nẵng, Nước Mặn, Chu Lai vào, hoặc từ thị xã Quảng Ngãi, Sa Huỳnh ra, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị bạn đánh dứt điểm một số mục tiêu trong chiến dịch Xuân - Hè, 1968.
Để chuẩn bị trước cho đợt ra quân lần này, cuối tháng 11 năm 1967, Đại đội công binh được giao nhiệm vụ nghiên cứu mục tiêu cầu Châu Ổ. Từ một vị trí đóng quân ở phía tây huyện Bình Sơn đoàn cán bộ do đồng chí Tiểu đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Tiểu đoàn, Nguyễn Hữu Quang phụ trách, tiến hành đi trinh sát. Đoàn cán bộ có hai tổ, gồm 7 người. Do trên đường tiếp cận mục tiêu phải luồn lách qua hệ thống ấp chiến lược, với nhiều tuyến bố phòng của địch; phải vượt qua sông Trà Bồng, sang phía bờ bắc cầu Châu Ổ để điều tra, nên lực lượng đi trinh sát phải thật gọn, mới giữ được bí mật. Cũng như nhiều nơi khác, ở đây ta đã xây dựng được “đường dây” cơ sở cách mạng khá vững chắc. Đây là “tai mắt”, là lực lượng trinh sát “ngầm” vô cùng quý giá. Các cơ sở cách mạng đã cung cấp cho chúng tổi những tin tức rất có giá trị, và là một chỗ dựa vững chắc của chúng tổi tại vùng địch hậu.
Đây là trận đánh cầu có địch canh giữ, có hệ thông bảo vệ phức tạp, nên phải có bước chuẩn bị thật tốt, làm cơ sở cho niềm tin tất thắng đối với đơn vị và cơ sở cách mạng ở đây. cần phải nói thêm rằng, trước đây, đã có đơn vị đánh cầu Châu Ổ bị “phơi áo ngoài rào”, không hoàn thành nhiệm vụ, thương vong cao...
Cầu Châu Ổ xây bằng bê tông cốt thép, chân hình trụ, dài khoảng 200 mét bắc qua sông Trà Bồng, nước sâu, chảy xiết. Đây Là mục tiêu khá hóc búa về địa thế và sự bố phòng của địch. Nhưng cũng có thể vì vậy mà địch lại sinh ra chủ quan. Đại đội công binh tổ chức thành ba tổ, với ba nhiệm vụ khác nhau. Tổ thứ nhất do đồng chí Ngô Đức Trân, tiểu đội trưởng, tiềm nhập theo bờ sông, đi dưới nước từ phía thượng lưu xuống, có nhiệm vụ đo chân cầu để về tính toán lượng thuốc nổ, xác định điểm đặt thuốc nổ và vị trí bố trí hỏa lực để tiêu diệt lô cốt dưới chân cầu. Tổ thứ hai do đồng chí Bùi Văn Tôn làm trung đội trưởng, Nguyễn Văn Hồng là đại đội phó đi trinh sát khu trại lính ở bờ Bắc, để làm kế hoạch tiến công trậi lính, bảo đảm cho lực lượng đánh cầu, dù tình huống nào cũng hoàn thành được nhiệm vụ. Tổ thứ ba ở bên bờ phía Nam do đồng chí Nguyễn Sương, trợ lý tác huân chỉ huy, cùng với du kích nghiên cứu kế hoạch chế áp lực lượng ở chi khu Châu 0, không cho chúng chi viện sang bờ Bắc.
Hơn một tháng sau, sau tết Nguyên đán xong, đại đội triển khai trận đánh phối hợp với các đơn vị hoạt động trong chiến dịch Xuân – Hè và xuất quân đêm 22/2/1968. Tiểu đội làm nhiệm vụ đánh trụ cầu gồm 6 đồng chí, mang theo 6 khối thuốc nổ, mỗi khối 20 kg. Tẩt cả 120 kg, chưa kể lượng nổ dự bị.
Đại đội áp dụng phương án: tập trung lực lượng tiến công địch ở đầu cầu phía Bắc; sử dụng một lực lượng nhỏ, cùng với du kích địa phương, chế áp địch ở đầu cầu phía Nam và chi khu quân sự Châu Ổ bằng cách phóng 6 khối thuốc nổ, mỗi khối 20 kg thuốc TNT, chi viện cho lực lượng chủ yếu của ta ở bờ Bắc.
Lúc 23 giờ 45 phút, toàn đại đội đã hoàn thành mọi công tác chuẩn bị. Tổ hỏa lực B40, do đồng chí Tuất chỉ huy, đã kê súng lên hàng rào, chuẩn bị tiêu diệt lô cốt gần trụ cầu. Lực lượng chiến đấu trên bộ, cải trang như những chiến sĩ đặc công, đã áp sát khu nhà lính. Mọi người cầm lựu đạn trong tay, sẵn sàng ném vào nhà, nơi bọn lính đang ngủ. Tiểu đội đánh cầu đã đặt xong thuốc nổ xung quanh trụ cầu, địch ngồi gác trên cầu, trong lô cốt gần đó không hề hay biết. Bên bờ Nam, bộ đội và du kích đã liên kết xong 6 khối thuốc nổ, sãn sàng, có lệnh là phóng vào chi khu quân sự và trại lính. Đúng lúc này, tiểu đội trưởng phát hiện số kíp hẹn giờ đã bị tuổi khỏi các khối thuốc nổ và rơi xuống sông. Trong giây phút bàng hoàng đó, đồng chí Trân quyết định điểm hỏa bằng cách giật nụ xùy sớm hơn giờ G gần 10 phút. Lập tức bọn địch trên cầu la hét, bắn và ném lựu đạn xuống sông. Chúng đã báo động chiến đấu.
Quả đạn B40 của đồng chí Tuất bắn sập ngay lô cốt bảo vệ cầu, tiêu diệt luôn số địch ở trong đó. Ở trên bộ, quân ta nhanh chóng đánh chiếm trại lính, hất chúng xuống phía Đông đường số 1. Một tiếng nổ long trời lở đất của 120 kg thuốc nổ TNT làm sập hai nhịp cầu xuống lòng sông đang chảy xiết, hất tung cả tổ hỏa lực B40 của đồng chí Tuất ra xa mấy mét. Bên bờ phía Nam, tổ bộc phá cũng phóng vào chi khu quân sự Châu Ổ, sáu khối thuốc nổ, mỗi khối 20 kg thuốc nổ TNT, làm cho bọn chúng ở bờ phía Nam không phản ứng, chi viện được. Chưa đầy 30 phút đồng hồ, lực lượng đánh địch trên bộ ở bờ Bắc cũng hoàn toàn làm chủ trận địa, Các dãy nhà lính của địch dọc đường quốc lộ 1, bốc cháy dữ dội.
Trận đánh thắng lợi, đại đội công binh được tặng thưởng huân chương chiến công hạng nhất thay vì huân chương Quân công, do nổ súng trước giờ quy định của chiến dịch, đã gây khó khăn cho một số đơn vị gần đó. Chiến dịch mở ra, quân địch bị tiến công khắp nơi. Trên chiến trường Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đồng loạt tiến công, đẩy địch vào thế bị động đối phó lúng túng.
Thìn