Bỏ qua nội dung chính

Anh Hùng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Anh Hùng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam > Danh mục
VỊ ĐẠI TƯỚNG ''NHÂN DÂN'' TUỔI DẦN

 

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 1/1/1914 - tuổi Giáp Dần. Thuở nhỏ rất chăm chỉ học hành, năm 14 tuổi thân phụ sớm qua đời, ông đi làm tá điền kiếm sống và nuôi gia đình.

Sớm giác ngộ Cách mạng, năm 1934, ông đã tham gia trong phong trào Mặt trận Bình dân. Đến năm 1937, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, vừa tròn 23 tuổi ông đã giữ các chức vụ: Bí thư chi bộ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên.

Từ năm 1938 đến năm 1943, Nguyễn Chí Thanh bị thực dân Pháp bắt, trải qua tù đày nhiều lần ở nhà lao Huế, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột... Đại hội Đảng ở Tân Trào, ông được Bác Hồ đặt tên mới là Nguyễn Chí Thanh và được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, làm Bí thư Xứ ủy Trung kỳ.

Cuối năm 1950, Nguyễn Chí Thanh làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951), được cử vào Bộ Chính trị, Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng. Năm 1959, ông được phong quân hàm Đại tướng.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, kể từ buổi ban đầu đến khi giữ những cương vị lãnh đạo cao nhất, lúc nào ông cũng sâu sát, gần gũi với cuộc sống của đồng bào và chiến sĩ.

Để ổn định, phát triển hoạt động sản xuất nông nghiệp miền Bắc, cuối năm 1960, Nguyễn Chí Thanh được cử giữ chức Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương. Là người rất giỏi về tổ chức và vận động quần chúng, luôn nhận rõ và tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, ông phát huy ý chí cách mạng, tinh thần sáng tạo của quần chúng. Được nhân dân yêu quý, trìu mến gọi là vị “ Đại tướng Nhân dân”.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc. Năm 1965, ông vào Nam, giữ chức Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân giải phóng. Sâu sát thực tế, nắm bắt nhanh nhạy vấn đề, ông phân tích và khái quát rất sâu sắc cục diện cuộc chiến. Qua thực tế chiến đấu, sự sáng tạo của các đơn vị, các địa phương, ông tổng kết thành phương châm chỉ đạo tác chiến, đồng thời cũng là khẩu hiệu hành động cách mạng. Ông là người đề ra chiến thuật đánh áp sát với phương châm “Nắm thắt lưng địch mà đánh”. Từ đó trở thành cao trào cách mạng trên khắp chiến trường.

Lúc sinh thời, vị Đại tướng Nhân dân rất mực yêu quý dân nghèo, trọng dụng nhân tài, mưu trí tuyệt vời, dũng cảm gan dạ. Ngày Nguyễn Chí Thanh mất (6/7/1967), nhà thơ Tố Hữu làm thơ khóc ông: “Sáng trong như ngọc một con người”. Nhiều vị lãnh tụ của Đảng đã viết rằng: “Sau Bác Hồ vĩ đại, ông là một trong những người cộng sản lãnh đạo có đức tài, tâm huyết, khí phách, có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ với quần chúng”. Bác Hồ đã tặng Nguyễn Chí Thanh danh hiệu: “Vị tướng du kích”.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh mãi mãi nêu cao tinh thần yêu nước, thương dân, lòng tự hào của dân tộc. Ông để lại cho đời câu nói bất hủ: “Mất đất chưa phải là mất nước. Chúng ta chỉ sợ mất lòng tin của dân. Có lòng tin của dân là có tất cả”.

Để tưởng nhớ Đại tướng, trên quê hương Niêm Phò, khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã được xây dựng năm 1990 và xếp hạng di tích quốc gia. Từ năm 1989, trường Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế được mang tên vị Đại tướng anh hùng. Và huyện Quảng Điền cũng có 1 ngôi trường PTTH mang tên Nguyễn Chí Thanh.

Mùa xuân đất nước thanh bình, vọng tưởng đến chí khí của Đại tướng - một con người yêu nước, thương dân, lòng thấy ngưỡng vọng, bồi hồi.

(VOV).

 

ĐẠI TƯỚNG LÊ VĂN DŨNG

 

Trưởng thành trong Chiến tranh

Ông tên thật là Nguyễn Văn Nới, sinh ngày 25 tháng 12 năm 1945 tại xã Phong Mỹ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Ngày 14 tháng 5 năm 1963, ông thoát ly gia đình, lấy tên mới là Lê Văn Dũng, nhập ngũ vào bộ đội chủ lực của Quân Giải phóng Miền Nam, trở thành chiến sỹ trinh sát của Đại đội 12 Tiểu đoàn 3, Đoàn Q761 (tức Đoàn Bình Giã). Khi Công trưng 9 được thành lập, ông trưởng thành và lần lượt giữ các chức vụ Tiểu đội trưởng trinh sát, Trung đội phó bộ binh, Trung đội trưởng, Đại đội phó Đại đội 12 Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 1 Sư đoàn 9. Ông được kết nạp Đảng Lao động Việt Nam ngày 23 tháng 9 năm 1965, trở thành đảng viên chính thức ngày 23 tháng 9 năm 1966.

Tháng 6 năm 1968, ông chuyển sang công tác chính trị quân đội, được cử làm Chính trị viên Đại đội 6 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 1 Sư đoàn 9. Tháng 3 năm 1969, ông là Chính trị viên phó, tháng 9 cùng năm trở thành Chính trị viên Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 1, Sư đoàn 9.

Tháng 12 năm 1970, ông được cử đi học tại H14 (Trường trung cấp Quân chính thuộc Bộ chỉ huy Miền, lớp cán bộ trung đoàn). Tháng 6 năm 1971, ông trở về đơn vị, được c làm Phó chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 1 Sư đoàn 9, cấp bậc Đại úy. Tháng 3 năm 1973, ông được thăng làm Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 1 Sư đoàn 9 (từ 20 tháng 7 năm 1974 thuộc Quân đoàn 4), cấp bậc Thiếu tá. Tháng 10 năm 1974, ông được thăng làm Chính ủy Trung đoàn 1 Sư đoàn 9 Quân đoàn 4, tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh và Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam Việt Nam, cấp bậc Trung tá.

Trở thành chỉ huy cao cấp

Tháng 12 năm 1977, ông được triệu hồi về nước và cử đi học bổ túc văn hóa tại Trường Văn hóa Bộ Quốc phòng. Tháng 8 năm 1978, ông theo học tại Học viện Quân sự cấp cao. Tháng 8 năm 1980, ông trở lại đơn vị, giữ chức Sư đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 9 Quân đoàn 4, cấp bậc Thượng tá. Tháng 4 năm 1984, ông lại được triệu hồi về nước để theo học tại Trường Ngoại ngữ Quân sự Bộ Quốc phòng. Tháng 6 năm 1986, ông trở thành Sư đoàn trưởng Sư đoàn 9 Quân đoàn 4, cấp bậc Đại tá.

Tháng 2 năm 1988, đơn vị ông rút về nưc, ông được cử đi học bổ túc tại Học viện Frunde Liên Xô. Tháng 4 năm 1989, ông được thăng quân hàm Thiếu tưng. Tháng 8 cùng năm tr về nước, được bổ nhiệm Phó tư lệnh thứ nhất Quân đoàn 4. Tháng 8 năm 1989, ông được cử đi học bổ túc lý luận cao cấp tại Học viện Chính trị Quân sự. Tháng 9 năm 1990, ông được bổ nhiệm làm Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 7. Tháng 10 năm 1991, ông được chuyển sang làm Tư lệnh Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long). Tháng 10 năm 1995, ông được chuyển tr lại Quân khu 7 giữ chức Tư lệnh.

Tháng 1 năm 1998, ông được rút về Bộ Quốc phòng, giữ chức Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Kế nhiệm ông tại Quân khu 7 là Phan Trung Kiên, sau trở thành Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Tháng 4 năm đó, ông được thăng quân hàm Trung tướng.

Tháng 9 năm 1998, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam thay Trung tướng Đào Trọng Lịch tử nạn máy bay.

Tháng 6 năm 2001, ông chuyển tr về Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, giữ chức Chủ nhiệm. Kế nhiệm chức vụ Tổng tham mưu trưởng là Trung tướng Phùng Quang Thanh, sau trở thành Bộ trưởng Quốc phòng.

Ông được Chủ tịch nước thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng tháng 6 năm 2003, lên Đại tướng vào ngày 6 tháng 7 năm 2007. Cùng được thăng Đại tướng vào đợt này là bộ trưởng Phùng Quang Thanh.

Ông trúng cử ủy viên Ban Chấp hành Trung ương các khóa VIII, IX, X, được bầu vào Ban Bí thư các khoá IX, X.

Ông cũng được bầu làm Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII.

Ông không tham gia tái cử tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, một động thái được cho là chuẩn bị để cho ông nghỉ hưu. Một thuộc cấp của ông là Trung tưng Ngô Xuân Lịch, Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị, được bầu vào Ban Bí thư tại kỳ đại hội này, đã kế nhiệm ông trong chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam kể từ ngày 1 tháng 3 năm 2011.

 

Phạm Hùng

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP NGƯỜI LÀM THAY ĐỔI LỊCH SỬ

 

Người Pháp thách thức Tướng Giáp tấn công

56 năm, nhìn lại lịch sử, giờ đây không mấy ai còn cười chê người Pháp khi đó đã "khờ khạo" chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với Việt Minh. Quân đội viễn chinh Pháp thất bại không phải vì đã "đầu tư” sai, mà thua bởi phải đương đầu với một đội quân đặt dưới sự lãnh đạo của một đảng tiên tiến, một lãnh tụ thiên tài - Chủ tịch Hồ Chí Minh và một vị tướng lỗi lạc - Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Về mặt địa lý chiến lược, lòng chảo Điện Biên Phủ được chính Tổng Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương Herry Navarre đánh giá là căn cứ lục quân, không quân tốt nhất ở miền bắc Đông Dương, rất thuận tiện cho việc xây dựng tập đoàn cứ điểm phòng thủ. Không những thế, Bộ Chỉ huy Pháp còn tính toán rằng, ở Điện Biên Phủ, nơi cách Hà Nội, các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ và Thanh Hóa từ 300 đến 500 km đường chim bay, chỉ có quốc lộ số 6 từ Hà Nội đi qua Hòa Bình, Sơn La lên, thì việc Việt Minh bảo đảm vũ khí, đạn dược, hậu cần, lương thực, thuốc men... cho hàng vạn người chiến đấu trong một thời gian dài, là rất khó, nếu không nói là không thể thực hiện được. Sở dĩ như vậy là vì Bộ Chỉ huy Pháp cho rằng quân ta chủ yếu vận chuyển bằng đôi vai và các phương tiện thô sơ như xe đạp thồ, ngựa thồ, thuyền mảng, nếu có đi theo đường số 6 sẽ bị máy bay của Pháp ném bom chặn đánh. Hơn nữa, hình thức tập đoàn cứ điểm đã được phía Pháp áp dụng xây dựng trong chiến cuộc Đông Xuân 1951-1952, tại thị xã Hòa Bình, trong chiến dịch Hòa Bình; tại Nà Sản (10-1952), trong chiến dịch Tây Bắc, nhưng bộ đội ta đều không đánh được thậm chí bị tổn thất nặng, thì với tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, được xây dựng kiên cố, quân đông (16.000), nhiều vị trí và trung tâm đề kháng (49 cứ điểm, 8 trung tâm đề kháng), lại có cầu hàng không tiếp tế liên tục với số lượng lớn... từng được viên tướng Tổng Chỉ huy tiền nhiệm của Navarre là Salan đánh giá là "Nà Sản lũy thừa 10", được Bộ Chỉ huy Pháp coi là bất khả xâm phạm. Nếu bộ đội ta có liều lĩnh đánh vào thì tập đoàn cứ điểm sẽ trở thành "cái nhọt hút độc", là "cái cối xay thịt" chủ lực Việt Minh. Chính vì thế, cả Pháp và Mỹ đều rất chủ quan, thậm chí còn cho thả truyền đơn "thách Tướng Giáp tiến công" Điện Biên Phủ.

Quyết định thay đổi lịch sử của một thiên tài quân sự

Sau này, khi nói chuyện về Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết: Tuy không tin vào thắng lợi của phương án đánh nhanh, thắng nhanh, nhưng tôi tự thấy mình vừa mới đến chiến trường, chưa có đủ cơ sở thực tế để bác bỏ ý kiến của đa số, nên đã đồng ý triệu tập hội nghị cán bộ để phổ biến kế hoạch tác chiến theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh". Đồng thời tôi chỉ thị cơ quan tham mưu theo dõi chặt chẽ tình hình địch từng ngày, từng giờ, kịp thời báo cáo; nếu tình hình thay đổi, ta có thể thay đổi kế hoạch...

Suốt 11 ngày đêm theo dõi tình hình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thấy địch ngày càng tăng cường lực lượng, ra sức củng cố trận địa và những khó khăn của ta chưa có cách khắc phục. Nhiều đêm trăn trở, cân nhắc, cuối cùng, Đại tướng đi đến kết luận: Đánh theo cách này nhất định thất bại, phải chuyển sang phương châm "đánh chắc, tiến chắc". Mặc dầu mấy vạn quân đã dàn trận, đạn đã lên nòng, sẵn sàng nổ súng vào đêm 26-1, nhưng chúng ta đã kiên quyết dừng lại, cho lui quân về vị trí tập kết, kéo pháo ra để chuẩn bị trận địa đánh theo phương án mới. Quyết định thay đổi phương châm đã được triển khai, sau đó báo cáo về Trung ương bằng thư hỏa tốc, được Bác Hồ và Bộ Chính trị nhất trí và cho biết sẽ động viên hậu phương đem toàn lực chi viện cho tiền tuyến đánh thắng. Thay đổi cách đánh trong tình thế toàn mặt trận từ trên xuống dưới đã quyết tâm chiến đấu theo phương án "đánh nhanh, giải quyết nhanh", các đơn vị đã vào vị trí chiến đấu, chờ giờ nổ súng, theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Đó là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của tôi".

Với quyết định kịp thời và sáng suốt này, ta đã giành được thế chủ động tiến công, đẩy địch vào thế bị động, bế tắc, đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt không cách gì gỡ được, Khi chuyển sang cách "đánh chắc, tiến chắc", tức là bao vây đánh dần từng bước, tiêu diệt địch từng bộ phận, từ ngoại vi vào trung tâm, ta có điều kiện tập trung hỏa lực ưu thế tuyệt đối trong từng trận, tạo nên sức mạnh áp đảo đánh thắng địch. Trải qua quá trình chiến đấu dài ngày, chúng ta đã lần lượt tiêu diệt từng cụm cứ điểm của địch, siết chặt vòng vây, vận dụng chiến thuật đánh lấn, bắn tỉa, chia cắt sân bay, triệt đường tiếp tế... làm cho tập đoàn cứ điểm ngày càng bị bóp nghẹt, không phận ngày càng bị thu hẹp, khó khăn ngày càng chồng chất, tinh thần chiến đấu của địch ngày càng sa sút. Cuối cùng, ta mở đợt tiến công quyết định đánh vào sở chỉ huy đầu não, bắt sống Tướng Đờ Cát và Bộ Chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, buộc toàn bộ quân địch đầu hàng, giành toàn thắng. Như vậy, quân đội ta từ chỗ mới tiêu diệt được từng tiểu đoàn địch phòng ngự trong công sự vững chắc và thường chỉ đánh trong đêm, đã tiến lên tiêu diệt 21 tiểu đoàn phòng ngự trong một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, với 8 trung tâm đề kháng, 49 cứ điểm và đánh liên tục trong 56 ngày đêm, đã tiêu diệt, bắt sống hơn 1 vạn 6 nghìn quân địch, đại bộ phận là lính Âu Phi tinh nhuệ. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 toàn thắng đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa trong thời đại mới.

Đại tướng của hòa bình

Chỉ khi chiến tranh đã lùi vào quá khứ, khi có dịp tiếp xúc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người Pháp, người Mỹ mới hiểu vì sao họ thua một vị tướng "chưa hề đọc một cuốn sách giáo khoa quân sự nào, dù đó là sách dành cho cấp tiểu đội trưởng" - một sự nuối tiếc muộn mằn.

Trong cuốn sách của Giáo sư lịch sử quân sự Mỹ Cecil B.Currey, với tựa đề "Chiến thắng bằng mọi giá - Đạì tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài của Việt Nam" (NXB Brassey - USA, ấn hành năm 1997) có viết: "Trong suốt thời gian ở cương vị chỉ huy, ông (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) đã trở thành một huyền thoại và hơn nữa, một thiên tài quân sự vĩ đại nhất của thế kỷ XX và là một trong những vị tướng vĩ đại nhất của mọi thời đại. Không chỉ bởi sự tao nhã và sự tài ba về mặt chiến lược của ông. Không chỉ vì ông đã dẫn dắt và phát huy đến cao độ tinh thần dũng cảm của quân đội trong một số trận chiến nổi tiếng. Không chỉ do khả năng thu phục nhân tâm của cá nhân ông, mà còn bởi những thành quả mà ông đã đạt được... Những thách thức mà Tướng Giáp phải vượt qua đã đưa ông trở thành một bậc thầy về chiến thuật, về hậu cần và về chiến lược. Ông đã sáng tạo ra một kiểu chiến thuật (cách đánh) mà cả người Pháp và người Mỹ đều không thể thắng được...".

Ngày 23-6-1967, tại Nhà khách Chính phủ (Hà Nội), trong cụộc gặp và nói chuyện với nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mc. Namara, một người trong đoàn phía Mỹ hỏi: "Thưa ông, ai là vị tướng giỏi của Việt Nam?". Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời: "Vị tướng giỏi nhất Việt Nam là nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Người Mỹ thua Việt Nam bởi vì chưa hiểu vị tướng ấy...". Sau buổi gặp, Tướng Chester Cooper (thành viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ) đã nói với Đại tướng về cảm nghĩ của mình: "Thưa ngài, tôi thán phục ngài từ 20 năm trước. Nay tôi vẫn thán phục. Chắc các bạn tôi ở đây cũng nghĩ như vậy". Còn Zbigniew Brezinski, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống J.Carter có hỏi: "Chiến lược của ngài là gì?", Đại tướng đã trả lời: "Chiến lược của tôi là hòa bình".

Tướng Peter Mc Donald, nhà nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự người Anh đánh giá: "Với 30 năm làm tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự cấp cao, ông tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực. Khó có vị tướng nào so sánh được với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có".

Nhân dân Việt Nam luôn tự hào có Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh hùng đã góp phần làm rạng danh dân tộc.

Hà Trang (hanoimoionline)

ĐẠI TƯỚNG VĂN TIẾN DŨNG

 

Tiểu sử

Tướng Văn Tiến Dũng, còn có bí danh là Lê Hoài, sinh ngày 2 tháng 5 năm 1917 tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Nhà nghèo, không ruộng đất, mẹ mất sớm, cậu bé họ Văn theo cha ra Hà Nội. Sau khi cha đột ngột qua đời năm cậu 15 tuổi, Văn Tiến Dũng đành phải bỏ học, ở nhà trợ giúp cho anh làm nghề thợ may. 17 tuổi, Văn Tiến Dũng lại ra Hà Nội làm công cho các xưởng dệt Thanh Văn (Hàng Đào), sau chuyển sang xưởng Đức Xương Long, Cự Chung (Hàng Bông).

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1937. Từ năm 1939 đến 1944, ông bị thực dân Pháp bắt giam 3 lần, vượt ngục 2 lần. Tháng 11 năm 1939, ông bị Pháp đày đi nhà tù Sơn La. Hai năm sau, trên đường bị địch áp giải từ Sơn La về Hà Nội, Ông đã trốn thoát.

Từ tháng 12 năm 1942 đến tháng 3 năm 1943, ông đã hoạt động dưới danh nghĩa nhà sư tại Chùa Bột Xuyên (nay thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội) Ông từng đảm nhiệm chức vụ Bí thư Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ năm 1944.

Chính trong thời kỳ này, ông đã làm quen với "cô nương" Nguyễn Thị Kỳ (tên khai sinh là Cái Thị Tám) cùng hoạt động cách mạng và sau đó họ đã trở thành vợ chồng.

Tháng 1 năm 1945, ông bị chính quyền thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt.

Tháng 4 năm 1945, ông được cử làm ủy viên Thường vụ ủy ban Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ (Bộ Tư lệnh Quân sự miền Bắc Đông Dương), được phân công phụ trách tổ chức Chiến khu Quang Trung, kiêm Bí thư Khu ủy Chiến khu Quang Trung. Tháng 8 năm 1945, ông chỉ đạo vũ trang giành chính quyền ở các tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình và Thanh Hoá.   

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được giao nhiệm vụ lập chiến khu II (gồm 8 tỉnh phía tây bắc và tây nam Bắc Bộ), làm Chính ủy Chiến khu, tham gia Quân uỷ Trung ương. Tháng 12 năm 1946, ông là Cục trưỏng Cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam (nay là Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam), Phó bí thư Quân ủy Trung ương. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông từng là Đại đoàn trưởng kiêm Chính ủy Đại đoàn 320.

Từ tháng 11 năm 1953 đến tháng 5 năm 1978, ông giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, chỉ gián đoạn một thời gian ngắn vào năm 1954, khi ông làm Trưởng đoàn đại biểu của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong ủy Ban Liên hiệp đình chiến thi hành Hiệp định Genève.

Ông được giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp nhiều chiến dịch lớn: từ chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), Trị - Thiên (1972), Chiến dịch Giải phóng Tây Nguyên (1975). Tháng 4 năm 1975, ông giữ chức Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định (sau đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh).

Từ tháng 5 năm 1978 đến năm 1986, ông được giao nhiệm vụ làm Phó Bí thư thứ nhất, rồi Bí thư Quân ủy Trung ương. Từ tháng 12 năm 1980 đến 1986, ông giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng.

Năm 1986, tại Đại hội Đảng bộ toàn quân, ông không được bầu làm Đại biểu Chính thức đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, do đó không vào được Bộ Chính trị và phải rời cương vị Bộ trưởng Quốc phòng.

Ông được phong hàm Thiếu tướng năm 1948, Thượng tướng năm 1959 và Đại tướng năm 1974.

Ông từ trần hồi 17h30" ngày 17/3/2002, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), thọ 85 tuổi.

Bốn kỉ vật của đại tướng Văn Tiến Dũng

Sinh ngày 2/5/1917, ở xã cổ Nhuế (Hà Nội), ngoài cái tên Văn Tiến Dũng, ông còn có bí danh Lê Hoài. Hoạt động cách mạng từ thời còn đang là anh công nhân của Xưởng dệt Hà Nội. Sau này, có lần ông tâm sự:

“Chuyện tôi theo cách mạng cũng là chuyện tình cờ. Thời ấy, Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939) sôi nổi lắm, phong trào công nhân đấu tranh đòi tự do, dân chủ càng mạnh, nó cứ hút mình vào...”. Ông trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương khi vừa tròn 20 tuổi. Nhìn cái vẻ thư sinh của chàng trai gốc Hà Nội, không ai nghĩ, cậu thanh niên Văn Tiến Dũng lại là một người Cộng sản gan lì có tiếng. Trong đời hoạt động của ông, hơn ba lần bị giặc Pháp bắt giam, từng bị chúng kết án tử hình vắng mặt...

Đầu những năm 1990, một số nhân viên Bảo tàng Quân đội đến nhà ông xin số ảnh ông chụp chung với Bác Hồ để trưng bày. Gạ mãi, ông dẫn chúng tôi đi thăm phòng lưu giữ những kỷ vật suốt thời kỳ hoạt động cách mạng: từ những kỷ vật thời kỳ ông làm ủy viên Thường vụ ủy Ban Quân sự Cách mạng Bắc kỳ (Bộ Tư lệnh Quân sự miền Bắc Đông Dương), thời kỳ chỉ đạo vũ trang giành chính quyền ở các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa tháng 8/1945... đến những kỷ vật của thời kỳ ông là Cục trưởng Cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam, Phó bí thư Quân ủy Trung ương. Và nhất là những kỷ vật thời kỳ đầu năm 1948, khi ông được phong quân hàm thiếu tướng, lúc mới 31 tuổi.

Mỗi kỷ vật của ông, đều gắn với một câu chuyện đời thường nhưng đầy ý nghĩa. Chỉ tay vào hai chiếc nồi, ông kể: “Cuối năm 1974, đầu năm 1975, ăn tết xong, tôi trực tiếp đi thị sát chiến trường Tây Nguyên, để chuẩn bị cho chuyến đi, người cần vụ mang theo hai chiếc xoong (một xoong có cán, một không). Vào đến Quảng Bình thì ngưòi dân tặng tôi một con gà mái làm thịt, chú cần vụ định giết thịt luôn, nhưng tôi bảo “Chú đừng thịt mà cứ mang theo”. Chú cần vụ cho gà vào lồng xách. Trên đường vào chiến trường, lúc đi xe, khi đi bộ. Dừng chân ở đâu thì cần vụ lại cho gà ăn, để nó đẻ trứng. Trong khẩu phần ăn chiến trường hồi đó, dù mình Đại tướng, Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh nhưng cũng chỉ toàn lương khô và thịt hộp. Nên gà đẻ trứng nào thì cần vụ lại hấp trứng với cơm, coi như đó là một bữa ăn tươi”. Con gà mái đẻ ấy là nguồn sản sinh trứng bồi dưỡng cho Đại tướng trong suốt chiến dịch Tây Nguyên.

“Tướng mũ mềm”

Những người ở gần ông thường thấy tướng Dũng gắn bó rất chặt chẽ với chiếc mũ lưỡi trai mềm: kể cả khi đi họp, lúc ở chiến trường... thì ông đều đội. Bởi thế, có người vẫn thân thiện gọi ông là “Tướng mũ mềm”. Khi ông đã nghỉ, nhân viên bảo tàng đến hỏi xin chiếc mũ mềm mà ông vẫn thường đội về trưng bày, ông bảo “đó là vật bất li thân, làm sao cho được”.

Rồi ông kể: “Năm 1965, máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc, ông đi thăm các đơn vị bộ đội pháo cao xạ ở Khu 4. Nắng Khu 4 chảy bỏng, nhưng bộ đội trực chiến phải ngồi trên mâm pháo, dưới cát nóng, trên trời nắng cháy nhưng chiến sĩ lại phải đội trên đầu mũ sắt. Hỏi “anh em đội mũ sắt có nóng không?”, anh em bảo cũng nóng, lại hỏi “thế có chịu được không?”, trả lời “chịu được!”. Sau chuyến đi ấy, hình ảnh những người lính pháo binh phải đứng giữa trời chống chọi với cái nóng cứ ám ảnh ông mãi. “Tôi cứ day dứt, phải nghĩ ra cái gì đó bọc chiếc mũ sắt cho anh em đỡ nóng”, ông tâm sự. Ông liên tưởng đến chiếc mũ mềm, có lưỡi trai cứng bên ngoài của quân đội Pháp. Rồi quân đội của một số nước cũng có chiếc mũ lưỡi trai kiểu như vậy. Nghĩ vậy, ông gọi Cục quân trang lên hỏi: “Các anh xem có thể cải tiến được cái mũ không?”, rồi ông gợi ý những kiểu mũ có lưỡi trai của quân đội các nước. Cục quân trang về may một chiếc mũ cho ông đội thử, ông khen: “Thế này là tốt, chỉ cần chỉnh sửa chút ít và gắn sao vàng phía trước là đẹp”. Đội bình thường cái lưỡi trai có thể che nắng phía trước đỡ chói mắt, còn khi cần chỉ cần quay lưỡi trai ra phía sau thì sẽ che nắng được sau gáỵ. Từ đó, khắp các chiến dịch Tây Nguyên, Hồ Chí Minh, đi đâu ông cũng đội mũ mềm. Tại Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn miền Nam 1966- 1967, chiếc mũ mềm bắt đầu được sản xuất hàng loạt cho bộ đội. Chiếc mũ  được giữ trong quân đội đến năm 1992, thì được thay bằng mũ kêpi.

Và đôi giày vạn dặm

Chị Trần Thanh Hằng, nhân viên Bảo tàng Quân đội kể rằng, trong một lần đến xin Tướng Dũng những đôi giày mà ông đã đi trong các chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, Tây Nguyên và Chiến dịch Hồ Chí Minh về làm vật trưng bày, mới nghe được câu chuyện khá thú vị: trong suốt những chiến dịch ấy, Đại tướng chỉ sử dụng đúng một đôi giày, do chính ông đặt một người thợ ở Hà Nội đóng. Hỏi vì sao? Ông nói: “Vì kiểu chân tôi hơi khác loại, nên không đi được giày theo cỡ chung mà phải đặt đóng”. Cũng chính thế, ông rất quý đôi giày đó. Trong suốt các chiến dịch mà ông trực tiếp chỉ huy, đôi giày đã được ông thay đế đến 5 lần. Cứ mòn đế ông lại đóng lại. “Chúng tôi phải năn nỉ mãi, Đại tướng mới “rút ruột” mang đôi giày tặng bảo tàng”, chị Hằng nói.

Trước khi mất, tướng Dũng còn tự tay mang tặng Bảo tàng Quân đội khẩu súng ngắn K59, do Liên Xô viện trợ giúp Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, được Bộ Tổng tham mưu trang bị khi ông làm Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Khẩu súng ấy được ông dùng từ năm 1970 để tự vệ trên đường đi công tác tại các chiến trường. Ông bảo: “Tuy khẩu súng được ông mang theo trong suốt các chiến dịch, nhưng chưa khi nào ông phải dùng nó”. Một lần, nhân ngày 30-4, ông đến Bảo tàng mang theo bộ quân phục, còn nguyên cả quân hàm Đại tướng tặng Bảo tàng. Sau đó một năm thì ông mất...

Bá Kiên - Trần Đương

 

 

ĐẠI TƯỚNG PHÙNG QUANG THANH

 

1. TIỂU SỬ

Phùng Quang Thanh (2 tháng 2 năm 1949 ) là một tưng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông mang quân hàm Đại tướng và là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (Việt Nam), ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X (2006), Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, XII.

Phùng Quang Thanh sinh tại xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, Hà Nội. Ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1967, tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, Nam Lào trong chiến tranh Việt Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc. Năm 1968, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1971, ông được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì thành tích chiến đấu, lúc đang giữ chức vụ Đại đội trưởng, thuộc Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B.

Tháng 6 năm 1971, ông được đi học tại trường Sĩ quan Lục quân. Năm 1972, trở lại chiến đấu, giữ chức Tiểu đoàn trưởng. Tháng 8 năm 1974, ông được đi học tại Học viện Quân sự (nay là Học viện Lục quân Đà Lạt).

Từ năm 1977 đến 1989, ông lần lượt giữ các chức vụ chỉ huy từ cấp Trung đoàn đến Sư đoàn. 8/1988 - 2/1989, ông là Sư đoàn trưởng Sư đoàn Bộ binh 312. Năm 1989, ông được cử đi học tại Học viện Quân sự Voroshilov (Liên Xô), năm sau về nước, học tại Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng Việt Nam).

Từ 8/1991- 8/1993, ông làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312 lần thứ 2. Sau đó được điều về Bộ Tổng Tham mưu giữ chức Phó Cục trưởng (1993) rồi Cục trưởng (1995) Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu.

Tháng 8 năm 1997, ông học lớp chính trị ngắn hạn tại Học viện Chính trị Quân sự. Tháng 12 nám 1997, ông được điều về giữ chức Tư lệnh Quân khu 1.

Từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 8 năm 2006, ông giữ chức Tổng Tham mưu trưng Quân đội Nhân dân Việt Nam (thay Trung tướng Lê Văn ng sang giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Năm 2006, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Ông được thăng quân hàm Thiếu tướng năm 1994, Trung tướng năm 1999, Thượng tưng năm 2003. Ngày 6 tháng 7 năm 2007, ông được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao quân hàm Đại tướng.

Ông kiêm chức chủ tịch ủy ban Quc gia Tìm kiếm và Cứu nạn.

Ông là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ khoá IX (2001), là ủy viên Bộ Chính trị từ khóa X (2006), khóa XI (2011).

 Phạm Hùng

ĐẠI TƯỚNG PHẠM VĂN TRÀ

 

 

1.TIỂU SỬ

              Đại tướng Phạm Văn Trà (sinh ngày 19 tháng 8 năm 1935), Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2006, ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông quê ở xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

              Ông nhập ngũ năm 1953. Năm 1973, ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 Quân khu 9, đồng chí Lê Đức Anh giữ chức vụ Đại tá.

Từ tháng 12 năm 1975 đến năm 1977, ông lần lượt giữ chức Tham mưu trưởng Sư đoàn 4, rồi Sư đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 330, Quân khu 9.

Từ tháng 9 năm 1978, ông về học tại Học viện Quân sự cấp cao. Đến tháng 8 năm 1980, ông là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 330, tham chiến tại Campuchia. Tháng 3 năm 1983, ông là Phó Tư lệnh Mặt trận 979.

Từ năm 1985 đến năm 1988, ông giữ chức vụ Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 9. Tháng 6 năm 1988, ông được điều về giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân khu 3.

Từ năm 1989 đến năm 1993, ông giữ chức Tư lệnh Quân khu 3. Đến tháng 12 năm 1993, ông được cử làm Phó Tổng Tham mưu trưởng; từ tháng 12 năm 1995, ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Đến tháng 12 năm 1997, ông được phân công giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay tướng Đoàn Khuê nghỉ hưu.

Ông là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII (1991-1996).

Ông là ủy viên Bộ Chính trị, Ban chấp Trung ương Đảng khóa VIII (1996-2001) , khóa IX (2001-2006), Đại biểu Quốc hội liên tiếp 3 khóa 9, 10, 11.

Ngày 28 tháng 6 năm 2006 ông được Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Ông được phong hàm Thượng tướng năm 1999, Đại tướng năm 2003.

2. ĐẠI TƯỚNG PHẠM VĂN TRÀ VÀ “HAI TRẬN TUYẾN”

Đang cùng du kích chống càn, cậu bé Trà chạy về nhà, đau đớn bế ngưòi cha vừa bị địch bắn chết, còn ấm nóng trên tay…

Sinh ngày 19/8/1935 ở làng gốm Phù Lãng (Quế Võ, Bắc Ninh), Đại tướng Phạm Văn Trà (nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) từng có một “tuổi thơ dữ dội”.

Trong một trận càn năm 1952, cha ông bị Tây bắn gãy chân, chú ông bị bắn chết. Một năm sau, trong trận càn tiếp theo, giặc xông vào nhà, cha ông bị gẫy chân không chạy được, bị chúng xả súng bắn chết tại chỗ. Đang cùng du kích chống càn, ông chạy về đau đớn bế người cha còn ấm nóng trên tay, nuốt nước mắt hứa với cha sẽ vào bộ đội, trả thù nhà, nợ nước.

 

Dạn dày trận mạc

Chính vì thế, mới 17 tuổi, lại “thấp bé nhẹ cân”, ông vẫn khai thêm tuổi, bỏ đá vào quần để xin nhập ngũ. Cấp trên ngại, chưa muốn Phạm Văn Trà ra trận nhưng ông mạnh dạn bày tỏ nguyện vọng xuống đại đội chủ công, chuyên đánh đồn, ông thường xuyên được giao đảm nhiệm vị trí nguy hiểm nhất là ôm bộc phá đánh hàng rào và lô cốt đầu cầu.

Cuối năm 1963, đang học dự khoá tại Trường Quân chính quân khu, Phạm Văn Trà bất ngờ nhận lệnh về Quân khu nhận nhiệm vụ mới: Đi học ở nước ngoài. Cấp trên còn cho ông về tranh thủ vài ngày động viên người vợ mới cưới. Nhưng khi chia tay gia đình lên Hà Nội, cấp trên mới “bật mí” một nhiệm vụ hoàn toàn khác: ở trên quyết định chọn một số anh em có kinh nghiệm để đưa vào Nam chiến đấu, làm hạt nhân đánh Mỹ ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Sau mấy tháng rèn luyện gian khổ, Phạm Văn Trà có mặt trong đội hình hơn 160 người lính tinh nhuệ, hành quân bộ “xẻ dọc Trường Sơn” vào miền Tây Nam bộ. Từ đây, ông đã có 12 năm là bộ đội của Trung đoàn 1 U Minh, bám trụ chiến đấu khắp miền Tây Nam bộ. Tiếp đó, ông lại có gần 10 năm làm nghĩa vụ quốc tế trên đất nước Chùa Tháp.

Những năm tháng đánh Mỹ, hình ảnh người chỉ huy Ba Trà gan góc, thông minh với những trận đánh bất ngờ, táo bạo đã làm kẻ thù khiếp sợ mỗi khi nghe danh “Ba Trà”, “bộ đội Ba Trà”. Trung đoàn 1 U Minh - nơi ông gắn bó từ những ngày đầu thành lập và sau là Trung đoàn trưởng nhiều năm - là một trong 2 đơn vị hiếm có của quân đội, được 3 lần phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Bản thân ông cũng được phong tặng danh hiệu cao quý này vào năm 1976 - điều mà ông cảm thấy bất ngờ vì trước đó, việc lập hồ sơ đề nghị hoàn toàn do đồng đội thực hiện.

Năm 1975, chỉ ít ngày sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông lại lên đường ra vùng biển Phú Quốc, Hòn Ông, Hòn Bà - Tây Nam của Tổ quốc để chỉ huy những trận đánh đập tan tập đoàn Pôn Pốt xâm lược. Mấy năm sau, ông lại cùng đồng đội lăn lộn khắp vùng biên giới An Giang, lúc “tiên phát chế nhân”, lúc đánh những đòn quyết định để hất bọn diệt chủng về bên kia biên giới.

Vị tướng mê làm kinh tế

Lúc ông làm Tham mưu trưởng Sư đoàn 4 (Quân khu 9) vào cuối năm 1975, sư đoàn được giao nhiệm vụ xây dựng kinh tế, củng cố thế trận phòng thủ ở An Giang, Kiên Giang. Phải đi khai hoang, làm kinh tế giữa chốn sình lầy, rất nhiều anh em hoang mang, chán nản. Hiện tượng vi phạm kỷ luật, nằm ỳ, kêu ca đòi phục viên, chuyển vùng trở thành “đại dịch” trong sư đoàn.

Ông nhớ lại: “Nhiều anh em quê miền Bắc sau bao năm chiến trận, cả chục năm biền biệt xa nhà. Hỏi làm sao không nảy sinh tư tưởng?”. Ông bàn với lãnh đạo sư đoàn, tất cả vào cuộc, mỗi người một việc lo cho anh em, cán bộ cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bộ đội, động viên anh em hiểu làm kinh tế cũng cần kíp như đánh giặc. Những vướng mắc dần được tháo gỡ, những dòng kênh xả phèn chạy dài hun hút, những cánh đồng xanh mướt thẳng cánh cò bay đã mọc lên thay cỏ dại lút đầu hôm nào.

Trở về Quân khu 3 công tác, một trong những điểm “đột phá” mà ông tâm huyết là khát vọng “mở mang bờ cõi” qua các dự án lấn biển, làm đường, viết tiếp truyền thống “lưng tựa Cồn Thoi, mắt nhìn biển cả” của người chiến sĩ Quân khu 3.

Từ năm 1989, ông và lãnh đạo Quân khu đã ra nhiều nghị quyết lãnh đạo, đổi mới nhiệm vụ tham gia làm kinh tế, đặc biệt là việc kiện toàn các cơ quan kinh tế theo mô hình tổng công ty, công ty, xí nghiệp thành viên. Nhiều doanh nghiệp của Quân khu như: Công ty may 369, Nicotex, Nhà máy đóng tàu 189, xí nghiệp Bạch Đằng, Chiến Thắng dưới thời “cầm quân” của ông đều vượt khó, làm ăn có lãi.

       Nguyên Minh

 

 

 

 

ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN QUYẾT VÀ PHONG TRÀO LÀM GIÀU ĐÁNH THẮNG

 

Trong quá trình làm việc, những kỷ niệm về những việc đã làm với tinh thần trách nhiệm cao và gian lao vẫn còn in đậm trong tâm trí của Đại tướng. Ông đã bồi hồi xúc động khi nhớ lại thời gian cách đây đã 35 năm, ông đã suy nghĩ và quyết định phong trào làm giàu đánh thắng trên địa bàn Quân khu 3. Với giọng nói ấm áp, lúc trầm, lúc cao, có lúc gay gắt, ông kể về ngày đầu của phong trào.

Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, kinh tế đất nước vận hành theo cơ chế bao cấp, tự liệu sản xuất đều tập trung ở hợp tác xã, mọi việc lớn nhỏ đều kìm hãm sự sáng tạo của quần chúng, cuộc sống khó khăn. Ông đã trăn trở suy nghĩ rất nhiều và quyết định phát động phong trào làm giàu đánh thắng kèm theo các hình thức kinh tế trên địa bàn Quân khu 3 như: Làm kinh tế gia đình, từng người từng nhà, vươn ra biển làm giàu đánh thắng, tăng tích lũy để giúp chính sách nhà cửa cho cán bộ nhân viên. Tuy nhiên, để thực hiện được phong trào không hề dễ dàng mà thật khó khăn và phức tạp, bởi trong quá trình thực hiện phong trào có nhiều ý kiến trái chiều, gây khó khăn cho phong trào, nào là “làm giàu đánh chén”, “là huy động nông dân cướp của hợp tác xã”...

Đại tướng đã không nao núng mà khẳng định dù khó khăn, phức tạp đến đâu vẫn tin tưởng vào chủ trương này. Ông quyết tâm đến cùng vì chủ trương đó hợp lòng dân, quân với dân một ý chí. Với những kinh nghiệm đã trải qua trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, với sự quyết tâm cao độ, ông đã minh chứng chủ trương làm giàu đánh thắng không ảnh hưỏng đến đường lối của Đảng mà chỉ mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Đó là một chủ trương đầy táo bạo, sáng tạo và đầy tiềm năng phát triển vượt bậc, nó không lỗi thời, không gây khó khăn cho cơ chế, nó thực sự là một cuộc cách mạng về chất của xóa đói giảm nghèo, phát huy được cao độ tư duy sáng tạo của các tầng lớp quân, dân trong mọi lĩnh vực, trong sẵn sàng chiến đấu, trong lao động sản xuất, trong xây dựng thế trận lòng dân.

Trong quá trình chỉ đạo phong trào ông luôn chú ý đến “Trọng điểm mạnh, toàn cục mạnh”. Vậy nên từng người, từng nhà ai ai cũng thi đua xây dựng kinh tế. Kinh tế kết hợp quốc phòng, quốc phòng với kinh tế đã giải quyết cơ bản những khó khăn về kinh tế. Ông đã kiên trì và làm thay đổi những tư tưởng đối trọng, khuynh hướng bảo thủ, trì trệ, hoài nghi, không đánh giá đúng, thiếu niềm tin vào khả năng của phong trào.

Với tiềm năng lớn, sức lan tỏa của phong trào được nhân rộng, Quân khu 3 đã kết hợp hài hòa 5 hình thức kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế địa phương, kinh tế gia đình, kinh tế kết hợp với quốc phòng, kinh tế đơn vị. Tùy từng đơn vị, từng vùng, miền mà xây dựng phong trào cho thích hợp.

Tại hội nghị Quân khu ủy ngày 15-4-1983, các đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu đã phát biểu đánh giá về phong trào: Đồng chí Phạm Bái - ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình cho rằng: Quân khu phát động “làm giàu đánh thắng” là đúng đắn và sáng tạo phải từ đặc điểm của mình để suy nghĩ độc lập. Đồng chí Đoàn Duy Thành - ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng nhấn mạnh: “Làm giàu đánh thắng là phù hợp với tình hình kinh tế ở nước ta, một nước không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, là phù hợp và đúng quy luật, nó giải phóng tư duy và tiềm năng, xóa bỏ bao cấp trì trệ”.

Đồng chí Nguyễn Đình Sở - Bí thư Tỉnh ủy Hà Sơn Bình - lập luận rằng: “Phong trào của Quân khu 3 là cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, là bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, chống phá hoại và tiêu cực, kinh tế gia đình thắng kinh tế tập thể, kể cả những cơ sở yếu, xã yếu, tổ chức tốt phong trào thì yếu thành mạnh”. Đồng chí Nguyễn Đôn - Giám đốc Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương 5 phân tích: Lý luận về phong trào là đúng, cụ thể với quy luật dựng nước gắn liền với giữ nước. Chuyên gia của Tổng cục Chính trị Sâytrencô nhận xét “Quân khu 3 với phong trào làm giàu đánh thắng là đáng khâm phục, lòng dũng cảm và tài năng của cán bộ chiến sĩ thực hiện con đường 14, đường ra bán đảo Đình Vũ là huyền thoại”.

Tại Hội nghị Quân khu ủy ngày 29-9-1984, các đồng chí đại biểu dự hội nghị đã phân tích, nhận định và đánh giá đúng về phong trào của Quân khu 3. Đại tướng Văn Tiến Dũng - ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - đã nói: “Quân khu 3 có quan điểm đúng, tư tưởng đúng đắn, tình cảm vô tư, tinh thần sáng tạo, lành mạnh, đoàn kết nội bộ, đoàn kết địa phương. Kinh nghiệm của Quân khu 3 không những có giá trị trong Quân khu mà còn có ý nghĩa phổ biến”.

Đồng chí Vũ Oanh - ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương - nói: “Thực tiễn đã khẳng định chủ trương làm giàu đánh thắng của Quân khu 3 là đúng đắn, sáng tạo, có cơ sở khoa học, có tầm nhìn xa, sớm thấy rõ tiềm năng còn ẩn giấu, những xu thế phát triển mạnh mẽ, thắng nghèo nàn và lạc hậu, thắng bảo thủ, tiêu cực”.

Tại Hội nghị Quân khu ủy ngày 20-3-1985, Quân khu 3 tiến hành tổng kết 5 hình thức kinh tế. Đại tướng khẳng định làm kinh tế gia đình đã cứu nguy cuộc sống của nhân dân ta. Những năm trước đây cấm đoán làm kinh tế gia đình là một sai lầm, nay Đảng ta đang sửa chữa sai lầm này.

Đúng vậy, thành quả của phong trào làm giàu đánh thắng của Quân khu 3 là một bước đi đầy táo bạo và tiềm năng to lớn. Đại tướng khẳng định chủ trương, phương pháp chỉ đạo và thực hiện của quân khu vừa là tiền tuyến vừa là hậu phương là kiên định mục tiêu, sáng tạo giải pháp. Toàn quân và dân trong quân khu tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, giữ vững niềm tin vào đường lối của Đảng, phấn đấu cho được dân giàu, nước mạnh.

Đúng như phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng - ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội tại diễn đàn G20 năm 2010 tại Ottawa - Canada về kinh nghiệm và chủ trương, đường lối của Đảng ta về xóa đói, giảm nghèo là chính sách khuyến nông, trao quyền sử dụng ruộng đất, phương tiện sản xuất lâu dài cho nông dân, cho phép họ được chủ động sản xuất và tiêu thụ, nên công cuộc đổi mới ở Việt Nam đạt được thành tựu to lớn, được các nước đánh giá cao.

Đại tướng khẳng định quyết định táo bạo, đầy sáng tạo cách đây 35 năm đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Tôi xin ngắt cảm xúc của Đại tướng, lúc này ngoài trời nắng vàng, cây cối đâm chồi nảy lộc. Trong ánh mắt của vị đại tướng từng vào sinh ra tử vẫn vẹn nguyên niềm tin vào sự tất thắng, đi lên của dân tộc. Đại tướng cho rằng, với chủ trương và phương pháp đúng đắn mà Đảng và Nhà nước đang thực thi, chắc chắn đất nước sẽ ngày càng đổi mới, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI để mang lại ấm no, hạnh phúc cho mọi nhà...

Phạm Xuân Bình (Lao động)

ĐẠI TƯỚNG LÊ TRỌNG TẤN: TỪ CẦU THỦ TRỞ THÀNH NHÀ QUÂN SỰ KIỆT XUẤT

 

ĐẠI TƯỚNG LÊ TRỌNG TẤN

Cầu thủ bóng đá Lê Trọng Tấn

Vào giữa những năm 1930, ở Hà Nội rộ lên phong trào thanh niên tập luyện TDTT để có cơ thể cường tráng. Người thích bơi thì lên tận hồ Quảng Bá hoặc hồ bơi Trương Đắc Du. Số đông khác thì chọn đá bóng trên các bãi đất trống hoặc ngoài bãi bồi sông Hồng. Chàng thanh niên Lê Trọng Tấn (tên khai sinh là Lê Trọng Tố) ngoài giờ học cũng dành nhiều thời gian cho tập luyện thể thao: chơi bóng đá, điền kinh và võ thuật. Một hôm, thủ quân Hội (đội) Tia chớp Trần Văn Quý tiếp anh Tố tại “bản doanh” Eclair (27 Rondony – phố Hàng Thùng ngày nay) với lý do rất mộc mạc: “Tôi thích bóng tròn!”. “Anh đá vị trí nào?” - thủ quân Trần Văn Quý hỏi. “Tôi đá được cả hai chân. Vị trí hộ công nào tôi cũng đảm đương được, nhưng cho tôi lên đá hàng tấn công thích hợp hơn!”. Và thế là cầu thủ Lê Trọng Tố được đội Tia chớp nhận vào đội hình chính thức đá vị trí tiền vệ phải.

Nhận xét về cầu thủ bóng đá Lê Trọng Tố, ông Trần Văn Quý đã viết trên tờ tuần báo Tin mới thể thao như sau: “Cầu thủ Tố rất giỏi tổ chức tấn công. Nhiều khi tình huống trên sân diễn biến rất bất lợi, nhưng với lối đá xông xáo, sắc sảo và thông minh, tiền vệ Tố lấy bóng từ chân đối phương rất tài tình. Anh vừa nhìn bao quát đội hình vừa dắt bóng lên, rồi bất thần ra cú mớm bóng ngon lành cho các tiền đạo, thật nhanh tạo thế chủ động, tấn công ghi bàn thắng!”.

Từ năm 1934, hội Tia chớp tham gia rất nhiều trận thi đấu. Khi thì đá tranh giải của Thống sứ Hà Nội, lúc đá giải Cúp nhà buôn Hà Thành yêu thích thể thao. Người ta ghi nhận trong những trận đấu bóng đá đó, dàn cầu thủ hội Tia chớp luôn giành được nhiều cảm tình của người hâm mộ Hà Nội và các tỉnh. Nhiều trận cầu nảy lửa giữa Tia chớp gặp đội bóng Lê dương số 9 Đáp Cầu, (Olympique Haiphonnais, Haiduong Sport, Tonkinne Namdinh Sport)... Nhất là các trận đấu của hội bóng tròn tại Hà Thành gặp nhau, khi thì ở sân SEPTO (sân vận động Hàng Đẫy), khi trên sân Eclair (Nhà Dầu khu vực nhà máy gỗ 42 Chương Dương, quận Hoàn Kiếm ngày nay). Các danh thủ gạo cội của hội Hanoien đều tỏ ra mến mộ tài nghệ tranh cướp bóng và cách tổ chức tấn công tài tình của cầu thủ Lê Trọng Tố. Đáng nhớ nhất là trận hội Tia chớp đoạt chức vô địch Bắc kỳ (mùa bóng năm 1934 - 1935) vinh dự được tiếp đón hội bóng tròn tuyển Nam kỳ ra thăm Hà Nội. Trận đấu đã mang lại niềm tự hào, hãnh diện cho làng bóng đá miền Bắc khi Tia chớp hòa 1 trận (1-1), thắng một trận (2-1). Trong đó, tiền vệ Lê Trọng Tố trực tiếp ghi 1 bàn, một bàn khác thì nối bóng rất khéo để đồng đội sút bóng vào lưới đội bóng phương Nam.

Theo sổ tay “Bóng đá” của thủ quân Trần Văn Quý thì vào khoảng năm 1938, sau khi Hội Thể thao Bắc kỳ (SEPTO) được xây dựng xong, đội Tia chớp được mời đá trận khai sân với đội bóng chủ nhà. Mặc dù trận đấu kết thúc với kết quả hòa 2-2, nhưng đó là một trận đấu đẹp và hấp dẫn.

Sau trận đấu ấy, tiền vệ Lê Trọng Tố không còn đá ở Eclair nữa vì bị “gọi đi lính”. Hai tháng sau, người ta thấy cầu thủ tiền vệ Tố trong hàng ngũ lính khố đỏ đóng ở Sơn Tây. Sau thời gian tập luyện quân sự, giới bóng tròn Hà Thành lại thấy Lê Trọng Tố trong đội hình đội bóng Không quân Pháp ở sân bay Tông - Sơn Tây. Tháng nào đội bóng đá này cũng từ Tông, xuống sân Manzin. (sân Cột cờ thuộc Trung tâm TDTT Quân đội cũ, ở 18 Hoàng Diệu) hoặc sân SEPTO để đá bóng, cầu thủ mang sắc lính khổ đỏ Lê Trọng Tố là trụ cột vững của đội bóng Không quân Pháp một thời gian dài.

Khi đó, Lê Trọng Tố mới 24 tuổi, tuy không to khỏe như các cầu thủ khác nhưng nắm rất vững kỹ thuật đá bóng, cộng với tố chất lanh lợi, thông minh... nên mỗi khi vào sân, ông luôn nhận được sự cổ vũ nhiệt tình từ các đồng đội. Trong các năm 1941 - 1942, đội bóng đá này (còn gọi là Hội bóng Tông) luôn giành thứ hạng cao trong các giải thể thao của quân đội Pháp ở Đông Dương. Có lần, viên Tổng ủy thể thao - thanh niên Ducoroy (Pháp) đã xuống tận sân ngợi khen đội bóng Không quân và bắt tay cầu thủ Lê Trọng Tố, đặc cách cử ông đi học Trường Cao đẳng Thể dục Đông Dương Phan Thiết (ESEPIC). Ý định của Ducoroy không thành vì phong trào cách mạng ở Bắc kỳ hồi đó đang phát triển mạnh mẽ. Và không phải ai cũng biết chàng cầu thủ số 8 Lê Trọng Tố lúc này đã là một cán bộ Việt Minh.

  Nhà quân sự kiệt xuất Lê Trọng Tấn

Thân phụ cầu thủ Lê Trọng Tố, cụ đồ Lê là người làng An Định, xã Nghĩa Lộ, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Là một nhà nho yêu nước, cụ từng tham gia tích cực trong hội Đông Kinh Nghĩa thục năm 1908 ở Hà Nội. Bị thực dân Pháp đàn áp, cụ đồ Lê về làng Thanh Nhàn (nay là hai phường Thanh Nhàn, Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) dạy học. Ngày 1/10/1914, cậu bé Lê Trọng Tố chào đời tại đây. Những năm theo học tiểu học, trung học, cậu Tố đều học rất giỏi và luôn đứng đầu lớp. Cuối thập niên 20, Lê Trọng Tố được đặc cách vào trường Bưởi và trở thành cầu thủ bóng đá trong đội tuyển của trường, một VĐV điền kinh toàn diện hồi bấy giờ.

Khi trở thành lính khố đỏ, do đá bóng giỏi nên cậu Tố thường hay được thưởng phép về thăm bố mẹ ở Thanh Nhàn và xây dựng gia đình. Hồi ấy, nhà cụ Đồ có một nếp nhà dựng ở ngoài đê sông Cái (sông Hồng) cho vợ chồng Lê Trọng Tố ở. Một hôm, chú em ruột Lê Quý Giả (sau cách mạng tháng Tám 1945 đổi tên là Trịnh Quý Đông, một cán bộ Việt Minh được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Đảng Dân chủ Hưng Yên, đại biểu Quốc hội khóa 1) vận động anh trai Lê Trọng Tố cho đặt cơ sở in bí mật tại nhà anh chị. Không hề do dự, Lê Trọng Tố rất hoan hỉ trước công việc đầy nguy hiểm nhưng rất hữu ích này. Và thế là, những tài liệu của Việt Minh được in tại nhà Lê Trọng Tố đã được chuyển đến phân phát ở các cơ sở cách mạng. Nhờ tham gia hoạt động này, ông đã được Ban Cán sự Đảng Hà Nội quyết định kết nạp vào tổ chức Việt Minh.

Rồi khởi nghĩa Tháng Tám ỏ Hà Nội, cũng như lớp thanh niên Hà Thành yêu nước, những cầu thủ đá bóng trong các hội đã có mặt và hăng hái tham gia đi cướp chính quyền, treo cờ ở Bắc bộ phủ, Tháp Rùa, cầu Long Biên, ga Hàng Cỏ... cầu thủ tiền vệ Lê Trong Tố rời bỏ lực lượng lính khố đỏ, trở thành chiến sĩ tự vệ thành Hoàng Diệu.

Sau toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, anh Vệ Quốc quân Lê Trọng Tấn (tên mới của tiền vệ Tố) được cử lên Tây Bắc với trọng trách xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ cách mạng, tiền thân của trung đoàn Sơn La (E148 sau này) bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Bắc. Sau đó, ông trở thành Đại đoàn trưỏng Đại đoàn 312, được Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp giao nhiệm vụ tấn công tiêu diệt các cứ điểm quan trọng trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bắt sống tướng Đờ-cát-tơ-ri cùng toàn bộ cơ quan tham mưu của Pháp. Hòa bình trên miền Bắc (21-7-1954) được mấy tháng, Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn được bổ nhiệm giữ chức hiệu trưỏng Trường Sĩ quan Lục quân. Ngay từ những ngày đầu xây dựng trường, ông đã rất quan tâm cho tiến hành xây dựng phong trào TDTT trong cán bộ và học viên. Mở đầu là Đoàn Công tác TDTT quân đội (Thể Công) được thành lập ngày 23-9-1954 thuộc biên chế của trường. Ngoài 3 đội: Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ ban đầu, trường dần bổ sung thêm các đội: Điền kinh, bơi lội (1955), bắn súng thể thao (1958), xe đạp (1960)... Các đội tuyển này đã tích cực tham gia các giải thể thao trong khuôn khổ giải thể thao các Quân đội hữu nghị (SKDA) ở Mông Cổ, CHDCND Triều Tiên, Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan...

Trong thời gian này, tướng Lê Trọng Tấn được đề bạt giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Cuối năm 1960, ông được cử vào chiến trường miền Nam phụ trách xây dựng và tác chiến của bộ đội chủ lực Miền.

Năm 1975, với chức danh Tư lệnh cánh quân Duyên hải, từ Trị Thiên, mũi tiến công do tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy đã tiến vào giải phóng Phan Rang, Phan Thiết, Xuân Lộc. Cánh quân phía Đông do ông chỉ huy tiến thẳng về đánh chiếm dinh Độc Lập, giải phóng Sài Gòn.

Đất nước thống nhất, non sông quy về một mối, Đại tướng Lê Trọng Tấn trở thành Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam kiêm Viện trưởng Học viện Quân sự. Sau đó, ông kinh qua các chức vụ Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng các khóa IV, V (từ 1976 đến 1986), đại biểu Quốc hội khóa VII.

Hơn 40 năm tham gia Quân đội, ông đã sống và cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xứng đáng là vị tướng tài ba xuất chúng. Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Phidel Castro từng nói về ông “Tướng đánh trận hay nhất Việt Nam”. Song trong cuộc sống đời thường, ông lại rất mực giản dị, gần gũi.

Ngày 4-1-1986 trong một lần đến thăm cán bộ, chiến sĩ đội bóng đá Thể Công, Đại tướng Lệ Trọng Tấn đã trao tặng tấm ảnh “đời cầu thủ” của mình với mấy dòng lưu bút: “Thân tặng đội câu lạc bộ Quân đội khi tôi còn là một cầu thủ bóng đá, một vận động viên điền kinh của những năm 1936 - 1937”.

Vậy mà chỉ 11 tháng sau, trong một ngày Đông lạnh giá, tháng 12 năm 1986, Đại tướng Lê Trọng Tấn đã ra đi mãi mãi ở tuổi 72, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho Đảng, Nhà nước, Quân đội và giới TDTT cả nước. Nhưng lịch sử bóng đá Việt Nam mãi ghi danh một cầu thủ - chiến sĩ - tiền vệ Lê Trọng Tố; một vị Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất với tên gọi thân thương trìu mến - Lê Trọng Tấn.

       Trương Diệu Linh

 

ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH: ĐỘC LẬP VÀ LỢI ÍCH DÂN TỘC LÀ MỤC ĐÍCH TỐI THƯỢNG

 

Qua hồi ức của những nhà lãnh đạo cùng thời, hay những người có dịp gần gũi lâu năm với vị Đại tướng này, chân dung một nhân vật lịch sử vốn được bao phủ bởi nhiều chiều thông tin hiện lên rõ nét: một nhà lãnh đạo luôn được đặt vào những thời điểm khó khăn, buộc phải ra quyết định trong những hoàn cảnh gian khổ song đã thể hiện đầy đủ “tầm nhìn sâu và rộng trong những vấn đề chiến lược của đất nước, bản lĩnh và dám chịu trách nhiệm”, khi đã tin là đúng thì quyết làm đến cùng cũng như luôn bình thản trước mọi khó khăn, thách thức - như cảm nhận của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người đồng chí song hành cùng ông suốt những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước và sau này trên những cương vị chèo lái đất nước.

“Lợi ích dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước là tối thượng” - không phải chỉ là những lời nói, mà là nguyên tắc sống bất di bất dịch mà vị tướng có tiếng là cứng rắn đến quyết liệt này dựa vào đó để ứng xử và ra quyết định trong mọi hoàn cảnh, khi là vị Tư lệnh quân khu 9 thời chống Mỹ, đại tướng cầm quân trên chiến trường Campuchia cho đến khi nắm giữ trọng trách nguyên thủ quốc gia, chịu trách nhiệm mở đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ và Trung Quốc - những cựu thù mà Việt nam vừa trải qua chiến trận khốc liệt nhất.

 

  Vị tư lệnh cương nghị và quyết đoán

Trong bài viết Một vài kỷ niệm nhỏ về đồng chí Lê Đức Anh, ông Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) nhớ lại ấn tượng đầu về ông Sáu Nam (Lê Đức Anh):

“Lần đầu tiên khi chúng tôi gặp nhau là sau khi anh Sáu ở miền Bắc vô Bộ chỉ huy Miền. Chúng tôi chỉ gặp nhau trong các cuộc họp (thường là họp TW Cục mở rộng) có những đồng chí của Bộ chỉ huy Miền. Qua đánh giá và bàn chủ trương, có dịp trao đổi ý kiến về các vấn đề có liên quan tới Quân khu Sài Gòn - Gia Định (T4), tôi thấy anh Anh là người chịu lắng nghe và có ý kiến cân nhắc, cẩn trọng (đúng là một cán bộ tham mưu có tầm).

Đầu năm 1973, một bộ phận cơ quan chỉ đạo của Thường vụ Khu ủy và Bộ chỉ huy Quân khu chuyển hẳn lên giữa các huyện tiếp giáp Long Mỹ. Nguyễn Văn Thiệu ngoan cố không thi hành Hiệp định Paris, lệnh cho Quân đoàn 4 ngụy tiếp tục bình định lấn chiếm (không ngoài dự kiến của Bộ chỉ huy Quân khu), Tư lệnh Sáu Nam kiên quyết chỉ huy các đơn vị đánh trả, giữ thế trận có lợi hơn cho chiến trường... Quân đoàn 4 của địch lợi dụng bối cảnh các khu khác không “chia lửa” cùng quân khu 9, địch tập trung nhiều tiểu đoàn quyết giữ Chương Thiện, làm bàn đạp để mở rộng, tái bình định các vùng đã mất. Về phía ta, anh Sáu Nam - Tư lệnh Quân khu quyết ghìm địch và tiêu diệt chúng ở Chương Thiện, tạo điều kiện để các tỉnh mở rộng vùng, đó là bản lĩnh của người chỉ huy nắm chắc tình hình và quyết thắng địch.

Lúc này, Quân khu 9 đứng trước hai khó khăn lớn phải cân nhắc, xử lý và chịu trách nhiệm với cấp trên và trách nhiệm trước quân dân Tây Nam Bộ, đó là:

Ghìm địch lại trong khu vực (Chương Thiện), hay thả lỏng ra để chúng mở rộng địa bàn bình định?

Chỉ đạo của Thường vụ Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Miền - Lệnh cho Quân khu giảm bớt căng thẳng với địch, rút một trung đoàn ngăn chặn tuyến trước về phía sau, và các lệnh (từ điện 03, 04, 07) không chỉ cho Quân khu mà trực tiếp xuống các Tỉnh đội và Tỉnh uỷ.

Trước tình hình khó khăn nổi cộm phải xử lý, với tất cả trách nhiệm, Tư lệnh Quân khu Lê Đức Anh, một mặt quyết đánh ghìm giữ địch ở Chương Thiện, không rút trung đoàn ở tuyến trước về. Đồng thời, chúng tôi cho triệu tập ngay cán bộ lãnh đạo và chỉ huy các tỉnh đội từ phía nam sông Hậu, thông báo và lệnh cho các tỉnh tiếp tục thực hiện chủ trương của Khu uỷ và Quân khu, chờ lệnh mới. Tôi cùng anh Sáu Nam chủ trì phiên họp hoả tốc với các tỉnh (họp tại xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ) báo qua tình hình, nêu rõ chủ trương của Thường vụ Khu ủy và Quân khu. Kết quả là, tất cả đều nhất trí cao như chỉ đạo, quyết giữ đất, giữ dân... Không đầy một buổi làm việc, Hội nghị đã kết thúc với hai yêu cầu về trách nhiệm:

Một là, mệnh lệnh trên hết lúc này trong toàn Quân khu là kiên quyết phá bằng được âm mưu phá hoại Hiệp định Paris của Mỹ - Thiệu, không được để mất đất, mất dân, không có bất cứ mệnh lệnh nào cao hơn.

Hai là, Khu ủy và Quân khu chịu trách nhiệm trước cấp trên, các tỉnh phải chấp hành nghiêm mệnh lệnh của Quân khu, của Tư lệnh chiến trường.

Tôi rất xúc động, chưa thấy một hội nghị nào trong tình thế nước sôi lửa bỏng mà ý kiến trên dưới lại thống nhất cao và nhanh như vậy. Điều đó chứng tỏ là những cán bộ phụ trách của các địa phương sâu sát với hơi thở cuộc sống của quân và dân ở chiến trường, đặc biệt là ý chí và lòng tin của họ đối với Quân khu và người Tư lệnh cương nghị của mình.

Nhờ vậy, Quân khu 9 đã vượt qua thử thách lớn và được đánh giá công bằng từ Trung ương Cục, Quân ủy Miền và Trung ương Đảng: Khu ủy, vai trò anh Sáu Nam và lực lượng vũ trang Quân khu 9 đã góp phần xứng đáng, kể từ sau Hiệp định Paris.

Cuối 1973, tôi được rút về Trung ương Cục và sau đó, anh Sáu Nam cũng được rút về Bộ chỉ huy Miền, chúng tôi cùng tham gia chuẩn bị chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với Chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, giải phóng miển Nam.

Kết thúc giai đoạn Quân quản, tôi được phân công làm Chủ tịch ủy ban nhân dân cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh, anh Sáu Nam phụ trách Tư lệnh Quân khu 7. Giai đoạn này, chúng tôi cùng hợp tác với nhau rất tốt. Bộ tư lệnh Quân khu 7 đóng tại Sài Gòn và Sài Gòn thuộc địa bàn Quân khu 7. Trong giải quyết các vấn đề về an ninh và bảo vệ Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh và chiến tranh biên giới Tây Nam, có sự hợp tác chặt chẽ giữa Thành uỷ, Thành đội với Quân khu 7.

  Nhà lãnh đạo tầm cỡ thời kì Đổi mới

Trong suốt hai nhiệm kỳ anh Sáu Nam và tôi (cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) cùng trong Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và một nhiệm kỳ (khóa 8) làm Cố vấn Ban chấp hành Trung ương, chúng tôi cùng tham gia và chứng kiến sự lãnh đạo của Đảng đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện về nhiều mặt, quan hệ quốc tế được không ngừng mở rộng, vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng cao, an ninh quốc gia về chính trị và quốc phòng được giữ vững và củng cố. Với vai trò của Bộ trưởng Quốc phòng, rồi Chủ tịch nước, đồng chí Lê Đức Anh cùng với tập thể lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã có những đóng góp quan trọng. Anh là người có tầm nhìn sâu và rộng trong các vấn đề chiến lược của đất nước. Tham gia giải quyết các vấn đề lớn thuộc thẩm quyền Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương: nghiêng về phía “chắc”, “cứng” trong chủ trương và giải pháp”.

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười cho biết: “Giai đoạn tôi làm Tổng Bí thư, anh Lê Đức Anh làm Chủ tịch nước, anh Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng, anh Đoàn Khuê làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đây là thời kỳ ta triển khai công tác đổi mới rất mạnh, mà trọng tâm là đổi mới về kinh tế... Khi anh Lê Đức Anh làm Chủ Tịch nước thì ta thật sự mở rộng quan hệ với nước ngoài”.

  Mở đột phá khẩu bình thường hóa quan hệ với Mỹ

Đại tướng Lê Đức Anh kể: Thực hiện đường lối Đổi mới được đưa ra tại Đại hội VI, năm 1986, của Đảng, chúng ta tiến hành bình thường hóa quan hệ với một số nước, trong đó có hai nước lớn là Trung Quốc và Mỹ. Lúc đó tôi đang làm Bộ trưởng Quốc phòng và được Bộ Chính trị giao cho việc tìm cách nào đó để phá thế bao vây cấm vận của Mỹ. Tôi nói việc này của Bộ Ngoại giao chứ đâu phải của Quốc phòng, nhưng anh Tô và cả anh Thạch (tức nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch - ST) và các anh khác đều nhất trí cử tôi nghiên cứu cách làm việc này.

Lúc đó giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không có một kênh tiếp cận nào cả nên rất khó làm. Vả lại, chiến tranh mới kết thúc hơn 10 năm, sự hận thù vẫn còn sâu sắc lắm. Không thể tiếp cận với nhau bằng chính trị, kinh tế thì phải tìm ở lĩnh vực khoa học - kỹ thuật vậy.

Cuối cùng ta đã chọn được một người làm khoa học kỹ thuật là bác sĩ Nguyễn Huy Phan ở Quân y viện 108. Anh Phan là phẫu thuật viên chỉnh hình rất giỏi, khi đi dự Hội nghị Y học ở Paris, anh có thuyết trình về phẫu thuật bộ phận sinh sản thì các đồng nghiệp Mỹ rất thích.

Họ mời anh Phan đi thăm Mỹ để thuyết trình rõ hơn vấn đề khoa học này. Sau đó, anh Phan có mời một số bác sĩ Mỹ sang thăm Việt Nam và rồi các bác sĩ của hai bên lập ra Nhóm bác sĩ hỗn hợp về “phẫu thuật nụ cười” cho trẻ em Việt Nam bị hở “hàm ếch”.

Trong quá trình làm việc, anh Phan có nêu với các đồng nghiệp Mỹ về các quân nhân Mỹ bị mất tích trong khi tham chiến tại Việt Nam và phía Việt Nam có thể giúp tìm kiếm. Câu chuyện này được báo cáo về Mỹ, cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ đều rất phấn khởi. Phía Hoa Kỳ cử hai Thượng nghị sỹ là John MacCain và John Kerry sang Việt Nam tìm hiểu.

... Bàn về “người Mỹ mất tích” trong chiến tranh là chủ đề rất nhạy cảm lúc bấy giờ. Người Mỹ vậy, còn người Việt Nam mất tích thì sao? Phía Mỹ lại còn nói Việt Nam vẫn giấu tù binh Mỹ còn sống. Khi thượng nghị sỹ J. Kerry sang, tôi đã đích thân dẫn ông ta đi thăm những nơi mà phía Mỹ nghi là Việt Nam còn giấu tù binh là quân nhân của họ. Những nơi đó rất nhạy cảm. Ông Kerry được chứng kiến tận nơi các địa điểm đó và xác nhận không hề có chuyện giấu tù binh”

Ông Thomas Vallely, nguyên hạ nghị sĩ bang Massachusett, người bạn thân luôn sát cánh cùng ông John Kerry trong suốt tiến trình vận động bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ xác nhận câu chuyện này. Ông nói rằng, quyết định của phía Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch nước Lê Đức Anh, cho phép phía Mỹ được đi bất cứ đâu, thậm chí đến những nơi “cực kì nhạy cảm”, vào bất cứ thời điểm nào khi có thông tin dù bịa đặt về việc Việt Nam còn giam giữ tù nhân là cực kỳ dũng cảm về mặt chính trị. Nhờ đó, nhóm nghị sĩ Mỹ đã có được bằng chứng xóa bỏ hoàn toàn huyền thoại về POW/MIA, thoát khỏi bóng ma quá khứ về tù nhân chiến tranh.

Quyết tâm của phía Việt Nam giúp mang hài cốt các quân nhân Mỹ tử trận về cho thân nhân của họ chính là sức bật lớn nhất để cải tiến những quan hệ, cựu Tổng thống Bill Clinton ghi nhận.

Ông Thomas Vallely đã nói không sai. Bởi những người tiên phong trong tiến trình hòa giải với cựu thù ấy, về sau, dù ít hay nhiều, đã phải trả giá.

“Bình thường hóa quan hệ với Mỹ là chuyện khó ngay từ trong nội bộ ta lúc bấy giờ. Cán bộ và nhân dân ta chưa đồng tình. 20 năm chiến tranh tàn khốc còn để lại bao vết thương trên cơ thể đất nước và trong tâm lý mọi ngưòi. Lúc đó mà nói đến chuyện lập quan hệ ngoại giao với Mỹ là bị quy kết liền”, Đại tướng Lê Đức Anh lý giải.

“Anh Phan không tránh khỏi và anh Thạch cũng bị một chút. Anh Phan bị đơn vị cho nghỉ việc và tước bỏ các quyền lợi, các danh hiệu. Đặc biệt là thời kỳ tôi bị xuất huyết não phải nằm viện giữa nhiệm kỳ Chủ tịch nước, anh Phan chỉ còn biết khóc bởi bất lực. Ra viện, trở lại Phủ Chủ tịch, tôi đã khôi phục lại danh dự cho anh Phan, tặng Huân chương cho anh, nhưng lúc đó anh đã suy sụp, đổ bệnh và qua đời”, giọng ông chùng xuống ngậm ngùi.

Ít người biết, thời điểm giữa thập kỉ 90, khi quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ dù đã bình thường hóa nhưng còn tồn tại nhiều nghi kị, con trai Đại tướng Lê Đức Anh là Lê Mạnh Hà đang công tác ở Bộ Kế hoạch - Đầu tư thi đỗ Đại học Harvard ở Mỹ. Lãnh đạo Bộ Kế hoạch - Đầu tư hỏi Đại tướng Lê Đức Anh: “Có cho cháu Hà đi không?” Đại tướng Lê Đức Anh nói: “Cứ cho cháu đi để bớt dị ứng với Mỹ, vì dư luận thấy con Chủ tịch nước còn đi Mỹ học có làm sao đâu, huống hồ là mình”.

Lợi ích dân tộc là tối thượng

Không chỉ được giao phó trọng trách bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, trước đó, Chủ tịch nước Lê Đức Anh cũng là nhận trọng trách mở đường bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Tháng 8/1991, Đại tướng Lê Đức Anh với tư cách là “đặc phái viên của Bộ Chính trị” sang thăm nội bộ Trung Quốc để bàn bạc những vấn đề cụ thể việc bình thường hóa quan hệ hai nước.

Trước khi Hội đàm, Tổng bí thư Giang Trạch Dân gặp riêng Đại tướng Lê Đức Anh nêu một vài vấn đề “khá hóc búa”: “Tới đây lãnh đạo hai nước gặp nhau sẽ mở lại trang sử tốt đẹp quan hệ Trung - Việt. Nhưng có một vấn đề quan trọng phải họp riêng, vì ra họp chung khó nói. Tôi ở địa phương mới lên làm Tổng bí thư. Trước chưa biết nhưng sau này nghiên cứu lịch sử mới biết Trường Sa là của Trung Quốc”, ông Lê Đức Anh đáp: “Tôi cũng giống như đồng chí, tôi ở chiến trường mới về. Khi về Trung ương có dịp nghiên cứu về lịch sử, địa lí và pháp lí thì thấy rõ Hoàng sa và Trưòng sa là thuộc lãnh thổ Việt Nam”. “Bây giờ chúng ta nên cử các cơ quan chức năng nghiên cứu và xác định cụ thể. Nghe vậy, ông Giang không nói gì nữa, chỉ cười thôi”.

Sau khi ông Lê Đức Anh đi “tiền trạm” về, từ ngày 3 đến ngày 10/11/1991, Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thăm chính thức Trung Quốc. Hai bên Hội đàm, ra thông cáo chung và kí kết Hiệp định chính thức quan hệ bình thường giữ hai nước trên cơ sở 5 nguyên tắc hòa bình, đồng thời kí cả quan hệ bình thường giữa hai Đảng, khép lại 15 năm đối đầu căng thẳng.

Nhớ lại những thời điểm quyết định đầy cam go và đối mặt với không ít những quan điểm trái chiều, vị đại tướng cười bảo: Nhiều người cho tôi là “thân Trung Quốc”, rồi sau khi xảy ra chuyện ta khai thông quan hệ với Mỹ như thế thì lại cho tôi là “thân Mỹ”. Tôi chỉ cười. Nhưng từ đây tôi mới rút ra một điều rằng, quan hệ của ta với Trung Quốc và với Mỹ là hai mối quan hệ ngoại giao quan trọng nhất của nước Việt Nam. Các nước lớn thì thường vừa đấu tranh vừa hợp tác với nhau. Còn ta là nước nghèo và so với họ thì là nước nhỏ, nên trong quan hệ với mỗi nước đó ta cần suy nghĩ rất kỹ, và dĩ nhiên phải đứng trên lập trường độc lập và lợi ích dân tộc của ta.

Lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc phải là tối thượng, với vị tướng già, đó đơn giản là một lẽ sống, một điểm tựa để ông quyết định phải - trái, đúng - sai và khi đã tin, đã quyết là theo đuổi đến cùng.

Kết luận về ông, có lẽ không có gì ngắn gọn mà đầy đủ hơn lời của người đồng chí sát cánh cùng ông trong cả thời chiến lẫn thời bình, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt “Với ngần ấy công sức, tâm lực, cống hiến cho Đất nước và Dân tộc, anh xứng đáng được trân trọng”.

Minh Anh

 

ĐẠI TƯỚNG HOÀNG VĂN THÁI - VỊ TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

 

  Ngày 7-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký quyết định thành lập Bộ Tổng Tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam. Qua 65 năm phát triển và trưởng thành với 10 vị Tổng Tham mưu trưng tiền nhiệm, trong đó Đại tướng Hoàng Văn Thái là vị Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ nhiệm khi ông mi 30 tuổi.

Là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên, ông tập trung công sức xây dựng hệ thng tham mưu các cấp từ Tổng hành dinh đến các đơn vị chủ lực, địa phương. Ngay khi mi vừa thành lập, ông đã bắt tay vào việc đối phó vi cuộc gây hấn quân sự của Pháp ở Nam bộ ngày 23-9-1945. Ông chỉ đạo cơ quan Bộ Tổng Tham mưu tổ chức lực lượng chiến đu, điều động cán bộ chỉ huy từ miền Bắc vào để kịp thời chi viện cho chiến trường miền Nam chống cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp. Tiếp theo đó ông đã giúp Bộ Tổng Tư lệnh chỉ huy, chỉ đạo chiến đấu bảo vệ Thủ đô Hà Nội từ ngày 19-12-1946 theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưi sự chỉ đạo của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên giáp, ông vừa là Tổng Tham mưu trưởng vừa là chỉ huy trưng mặt trận đường số 3 trong cuộc phản công đánh bại chiến dịch tấn công chiến lược của quân Pháp vào căn cứ Việt Bắc Thu Đông 1947. Năm 1948, ông được Hồ Chủ tịch sắc phong cấp Thiếu tướng đầu tiên của quân đội. Trong chiến dịch Biên gii 1950 ông đảm nhiệm Tham mưu trưng mặt trận, trực tiếp chỉ huy đánh trận đột phá Đông Khê trên đường số 4, m cửa biên giới Việt - Trung nối liền cuộc kháng chiến của Việt Nam vi các nưc XHCN anh em. Đông Xuân 1953, ông là Tham mưu trưởng chiến dịch Điện Biên Phủ - góp phần làm nên chiến thng lịch sử chấn động địa cầu.

  Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tướng Hoàng Văn Thái đã cùng nhiều tưng lĩnh Bộ Tổng Tham mưu ra chiến trưng. Năm 1966, ông là Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 5. Năm 1967, được Trung ương cử làm Phó Bí thư Trung ương Cục, Phó Bí thư Quân ủy Miền và là Tư lệnh quân Giải phóng miền Nam với bí đanh Mười Khang. Ông đã chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng lần lượt đánh bại hầu hết các chiến lược chiến thuật quân sự của Mỹ, ngụy, mở ra cục diện mới cả thế và lực trên chiến trường miền Nam, tạo tiền đề cho một mùa xuân đại thắng trọn vẹn năm 1975 - giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nưc.

ng Hoàng Văn Thái là ủy viên Trung ương Đảng khóa 3, khóa 5. Sau giải phóng miền Nam, ông được phong hàm Đại tưng năm 1980, giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - độc trách chỉ đạo tổng kết chiến tranh, chỉ đạo công tác nhà trường quân đội và công tác tổ chức cán bộ. Trong lúc đang còn biết bao công việc quốc gia đại sự củng c quốc phòng, xây đựng quân đội chính quy hiện đại... Đại tướng Hoàng Văn Thái đã đột ngột từ trần vào sáng ngày 2-7-1986 sau một cơn đau tim, thọ 71 tuổi, để lại sự nghiệp vi cụộc đời hơn 50 năm binh nghiệp vẻ vang cùng vi nhiều tác phẩm nghệ thuật quân sự Việt Nam - trong đó có cuốn sách hồi ký Những năm tháng quyết định được ấn hành năm 1985 - một tác phẩm quân sự lớn về đề tài chiến tranh cách mạng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết về ông như sau: "... Trong những năm tháng đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong Đảng, trong quân đội, anh Mười Khang vẫn giữ lối sng giản dị - cần - kiệm - liêm - chính, xa lạ vi thói xa hoa hình thức, càng xa lạ vi tệ tham nhũng, lãng phí. Anh siêng rèn luyện thân thể, lao động chân tay, đến cuối đời vẫn giữ nếp trồng rau, làm vườn như người nông dân xưa ở Tiền Hải quê anh".

Đại tá Lê Xuân Thư

1 - 10 Tiếp theo